Thời tiết nắng nóng: Những điều mà ít ai nói với bạn để trở nên “mát mẻ” hơn
Biến đổi thời tiết gây ra nhiều đợt nắng nóng bất thường hơn. Thời tiết nắng nóng không chỉ gây các vấn đề về sức khỏe mà nó còn làm gia tăng các bệnh tinh thần như trầm cảm lo âu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin hữu ích liên quan đến thời tiết nắng nóng, sự ảnh hưởng và biện pháp chống nóng hiệu quả. Hãy cùng theo dõi.
Cách chống chọi thời tiết nắng nóng
- Thế nào được gọi là thời tiết nắng nóng?
- Các cấp độ nắng nóng
- Dự báo những đợt thời nắng nóng nóng dữ dội hơn
- Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến con người như thế nào?
- Sức khỏe thể chất
- Sức khỏe tinh thần
- Các cách vượt qua mùa “nóng chảy”
- Giải nhiệt cơ thể bằng thực phẩm
- Chống nóng cho nhà cửa
- Một số biện pháp phòng chống thời tiết nắng nóng khác.
- Kết luận
Thế nào được gọi là thời tiết nắng nóng?
Thời tiết nắng nóng là gì? Như thế nào được gọi là nắng nóng?
Theo các chuyên gia khí tượng, nắng nóng là một dạng thời tiết đặc biệt và nó thường diễn ra trong các tháng mùa hè. Đây là biểu hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày quá cao và được đặc trưng bởi nhiệt độ cao nhất trong ngày.
Thời tiết nắng nóng có thể diễn ra ở 2 trường hợp:
- Trời ít mây, độ ẩm tương đối thấp dưới 55%, đây được gọi là hiện tượng khô nóng.
- Trời nhiều mây, độ ẩm trong không khí cao khi đó thời tiết sẽ nắng nóng, oi bức, khiến cơ thể con người vô cùng khó chịu.
Trong những ngày nắng nóng sẽ thường xảy ra mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Nắng nóng là gì?
Các cấp độ nắng nóng
Nhiệt độ cao nhất (Tx) đo tại 1 địa phương | Nắng nóng | 35 độ C ≤ Tx < 37 độ C |
Nắng nóng gay gắt | 37 độ C ≤ Tx < 39 độ C | |
Nắng nóng đặc biệt gay gắt | Tx ≥ 39 độ C | |
Nhiệt độ cao nhất (Tx) đo tại 1 khu vực dự báo | Nắng nóng diện rộng | 1Tx ≥ 35 độ C |
Nắng nóng cục bộ | 2Tx ≥ 35 độ C |
Chú thích:
- 1Nếu quan sát có ít nhất một nửa số trạm quan trắc đo được
- 2 Nếu quan sát có dưới một nửa số trạm quan trắc đo được
Nếu xuất hiện nắng nóng diện rộng liên tục từ 2 ngày trở lên trong cùng 1 khu vực dự báo, lúc đó được gọi là một đợt nắng nóng.
Dự báo những đợt thời nắng nóng nóng dữ dội hơn
Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, châu Á có thể sẽ phải chịu đựng nắng nóng ngày càng gay gắt hơn do ảnh hưởng của hiệu ứng EL Nino. Đây là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo.
Cụ thể, tháng 4 vừa qua, tờ Star đưa tin về hai trẻ em ở Kelantan, Malaysia - một trẻ 7 tháng tuổi và 1 trẻ 11 tuổi đã không chống chọi được đợt nắng nóng mà dẫn đến kết quả đáng buồn. Nhiều báo cáo khác cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ không ngừng tăng lên 35-37 độ C.
Ở Việt Nam, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa tin những ngày cuối tháng 5- đầu tháng 6, khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên nhiệt độ phổ biến 35-38 độ C, có nơi cao trên 38 độ. Độ ẩm tương đối thấp 45-60%, gây ra sự khô nóng khó chịu.
Châu Á ngày càng chịu đựng những đợt nắng nóng gay gắt
Những đợt nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến rất nhiều sức khỏe con người và vật nuôi. Đồng thời nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp cùng hiệu ứng phơn làm tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn. Chính vì thế, chúng ta cần nắm vững một số cách vượt qua thời tiết nắng nóng một cách an toàn và hiệu quả.
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến rất nhiều sức khỏe con người cả về thể chất đến tinh thần. Các bác sĩ khuyến cáo rằng người dân cần thận trọng, chăm sóc sức khỏe kĩ càng đặc biệt là trong thời tiết oi bức, nóng nực.
Sức khỏe thể chất
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - BS chuyên khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Nhiệt độ cơ thể người thích nghi tốt trong khoảng 25 độ C.
Giới hạn an toàn trung tâm điều nhiệt ở não hoạt động tốt là ngưỡng 20 đến 30 độ C. Quá lạnh hoặc quá nóng vượt ngưỡng an toàn, cơ thể sẽ không kịp điều chỉnh do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt, gây ra một số bệnh lý như:
- Phát ban: Vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao khiến da bị kích thích, xuất hiện mẩn ngứa, mề đay. Triệu chứng sẽ tự hết, không cần điều trị phục hồi:
- Chuột rút: Đây là bệnh thường gặp ở người lao động, vận động viên tập luyện cường độ cao. Cơ thể vận động nhiều và sinh nhiệt gặp nhiệt độ cao gây ra hiện tượng chuột rút, đau nhói ở các bắp thịt ( bắp đùi, cẳng chân).
- Ngất xỉu: Vận động nhiều trong thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất muối và nước. Tình trạng này kéo dài làm giảm huyết áp, giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến ngất xỉu.
- Kiệt sức: Tình trạng mất muối và nước kéo dài cũng dẫn đến kiệt sức. Khi đó, bệnh nhân không chỉ ngất xỉu mà còn kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn…
- Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt): Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương đến hệ tim mạch, gan, hô hấp và cả hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể lên tới 40 độ C kèm theo các triệu chứng thần kinh đau đầu, buồn nôn, rối loạn tri giác, co giật…
Ảnh hưởng thời tiết nắng nóng đến thể chất
Sức khỏe tinh thần
Theo một nghiên cứu được công bố trên trang The Conversation của Úc, cứ mỗi 1 độ C cao hơn so với nhiệt độ trung bình hằng tháng, số ca tử vong liên quan đến sức khỏe tinh thần sẽ tăng 2,2%.
Nắng nóng không chỉ gây ra các vấn đề về thể chất như bỏng rát, say nắng, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động lý trí của con người. Cụ thể, các vùng não chịu trách nhiệm nhận định và giải quyết các nhiệm vụ nhận thức phức tạp bị suy giảm do nhiệt độ cao.
Thời tiết nắng nóng tác động đến sức khỏe tinh thần
Một nghiên cứu được thực hiện với sinh viên ở Boston, Mỹ cho thấy những sinh viên phải làm bài kiểm tra nhận thức trong phòng không có máy lạnh đạt kết quả kém hơn 13% so với những sinh viên làm bài trong phòng có máy lạnh. Thời gian trả lời của họ cũng chậm hơn 13%.
Khi không suy nghĩ mạch lạc do nhiệt độ cao của nắng nóng, nhiều khả năng chúng ta sẽ trở nên bực bội, khó chịu và dễ có các hành vi hung hăng. Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên hệ giữa nắng nóng và sự gia tăng tội phạm bạo lực. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 1 - 2 độ C, các vụ tấn công có thể tăng 3 - 5%.
Các cách vượt qua mùa “nóng chảy”
Nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chính vì thế, chúng ta cần nắm bắt một số cách chống chọi nắng nóng gay gắt dưới đây.
Giải nhiệt cơ thể bằng thực phẩm
Trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao làm cho cơ thể cảm thấy nóng nực khó chịu cũng như nóng trong. Chính vì thế, giải nhiệt cơ thể bằng thực phẩm là một giải pháp hữu hiệu chấm dứt sự nắng nóng.
Món ăn ngày hè nắng nóng sẽ thiên về tính thanh mát, giải nhiệt, hạn chế dầu mỡ. Khi lựa chọn thực phẩm, bạn cũng nên tập trung vào việc tăng cường các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cơ thể, duy trì một cơ thể mát mẻ.
Món ăn phổ biến khi trời nắng nóng là gì?
Gợi ý cho bạn một vài thực đơn thanh mát trong cái nắng nóng 40 độ như:
- Món ăn mặn cho ngày nắng nóng: thịt heo rim mặn ngọt, thịt bò xào thiên lý, bò cuốn lá lốt, nộm gà xé phay, trứng đúc đậu phụ…
- Các món canh ngày nắng nóng: canh cua rau đay, canh ngao nấu chua, canh bí nấu xương, canh chua, ….
- Món ăn vặt ngày nắng nóng: xoài lắc, hoa quả dầm, milo dầm, trà sữa, trà hoa quả…
Tuyệt vời hơn nữa, mùa hè là mùa của các loại thực phẩm tươi ngon, hoa quả bổ dưỡng. Bạn dễ dàng chuẩn bị các nguyên liệu và nấu cho gia đình mình những món ăn ngon, thanh mát, và giàu dinh dưỡng.
Bên cạnh những loại hoa quả thanh mát mùa hè như chuối, dưa chuột, dưa hấu, dừa… thì bạn cũng cần cân nhắc hạn chế ăn quá nhiều những loại quả mang tính nóng. Những loại quả dưới đây dù ngon miệng nhưng ăn nhiều sẽ gây nóng trong người:
- Mận
- Sầu riêng
- Mít
- Xoài
- Nhãn
- Vải
- Đào
- Na….
Xem thêm: Gợi ý mâm cỗ ngày nắng nóng tinh tế ai cũng khen
Chống nóng cho nhà cửa
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí thấp khiến cho không khí trở nên oi bức, ngột ngạt. Việc làm mát bằng cách sử dụng quạt điện, điều hòa hiệu quả nhưng cũng rất tốn kém.
Chính vì thế, việc tìm ra các cách làm mát tường nhà, cách chống nóng cho nhà mái bằng, cách chống nóng cho nhà mái tôn... là điều cần thiết.
Phương pháp chống nóng sân thượng phổ biến nhất cũng như tiết kiệm nhất là trồng cây xanh lấy bóng mát. Những tán cây rộng sẽ hấp thụ nhiệt, điều hòa không khí giúp căn nhà mát mẻ hơn. Nhiều người lo ngại rằng việc trồng cây trên sân thượng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu mái nhà, gây nứt, sụt lún mái nhà. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các phương pháp chống thấm hiệu quả. Bạn vừa có thể thoải mái trồng cây trên sân thượng vừa không lo hỏng mái.
Trồng cây trên sân thượng là giải pháp nhiều người chọn
Một số cây trồng sân thượng chịu nắng, dễ chăm sóc bạn nên trồng như cây ổi, cây hoa dừa cạn, cây bưởi, cây lộc vừng… Tùy vào sở thích và nhu cầu, bạn có thể trồng nhiều loại cây khác nhau từ cây thân gỗ, cây ăn quả, cây thân leo đến rau màu để tạo nên 1 khu vườn nhỏ xanh mát trên sân thượng.
Một lưu ý nhỏ là không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì sẽ khiến cây bị sốc nhiệt và chết cây. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm bằng cách lắp đặt một vài tiểu cảnh như non bộ, suối giả… tạo ra một không gian xanh đầy tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ngoài việc trồng cây trên sân thượng, bạn có thể lựa chọn vài cây trồng ban công chịu nắng. Nó cũng có tác dụng giảm nhiệt và tô điểm cho ngôi nhà của bạn.
Mái nhà và tường là nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiều nhất. Do đó, để làm mát cho ngôi nhà bạn nên lựa chọn các vật liệu cách nhiệt ngay trong quá trình thi công.
- Trần nhà: sử dụng các tấm cách nhiệt chống nóng như túi khí cát tường, bông thủy tinh, XPS, rockwool….
- Mái nhà: Lắp đặt hệ thống phun sương làm mát mái, sử dụng tôn cách nhiệt,....
- Giải pháp chống nóng tường nhà: túi khí cách nhiệt, xốp PU cách nhiệt, tường thạch cao hoặc sơn chống nóng…
Ốp tường bằng xốp PU cách nhiệt
Mỗi vật liệu cách nhiệt đều có ưu/ nhược điểm, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn một đơn vị thi công uy tín để thực hiện.
Một số biện pháp phòng chống thời tiết nắng nóng khác.
Lựa chọn cây trồng sân vườn chịu nắng là một ý tưởng chống nắng hiệu quả và tiết kiệm.
Nhưng nếu nhà bạn có diện tích hạn hẹp và không trồng được cây thì phải làm sao?
Bạn có áp dụng thêm một số biện pháp khác để chống chọi thời tiết nắng gay gắt khắc nghiệt này:
- Thay đệm và ga giường: Mùa hè nóng nực nếu bạn vẫn muốn nằm đệm êm thì hãy chọn cho mình chiếc đệm có chất liệu phù hợp (đệm lò xo). Hãy thường xuyên thay ga trải giường bởi mùa hè nóng bức ga giường rất dễ bị bám bẩn và có mùi mồ hôi.
- Sử dụng rèm cửa: Cách giảm nhiệt cho ngôi nhà hiệu quả khác là sử dụng rèm cửa. Hãy luôn kéo rèm cửa vào buổi sáng và trưa. Cách này giúp giảm 30% lượng nhiệt vào ngôi nhà của bạn. Nên lựa chọn rèm chống nóng sử dụng vải cách nhiệt, rèm cuốn cách nhiệt, rèm sáo cách nhiệt, hoặc miếng dán cách nhiệt….
Sử dụng rèm cửa cách nhiệt chống nóng cho ngôi nhà của mình
- Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện: Đây là giải pháp chống nóng hiệu quả mà ít ai để ý tới. Việc sử dụng các thiết bị điện sẽ tỏa ra 1 nhiệt lượng làm cho căn nhà trở nên nóng bức, ngột ngạt hơn. Chính vì thế, hãy tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết. Điều này vừa giúp ngôi nhà thoáng mát hơn vừa tiết kiệm điện.
- Sử dụng đèn compact thay cho đèn sợi đốt: Những chiếc đèn sợi đốt sử dụng công nghệ truyền thống vừa tiêu tốn nhiều điện năng vừa tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn làm cho không gian trở nên nóng hơn. Thay vì sử dụng đèn sợi đốt, bóng đèn compact là sự lựa chọn tối ưu.
- Bật quạt thông gió: Không khí được lưu thông trong nhà cũng sẽ giúp loại bỏ những mùi hôi khó chịu cũng như làm không gian trở nên thoáng đãng, thoải mái hơn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Nghe có vẻ lạ nhưng việc nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp cũng giúp căn nhà của bạn mát mẻ, dễ chịu hơn rất nhiều trong tiết trời nắng nóng. Bụi và vết bẩn sẽ làm cản trở sự lưu thông không khí trong nhà. Chính vì thế, hãy vệ sinh nhà cửa định kỳ, nhất là hệ thống thông gió, máy lạnh, quạt điện. Đồng thời loại bỏ những đồ vật, thiết bị không cần thiết giúp không gian thoáng đãng hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về thời tiết nắng nóng từ các cấp độ nắng nóng, ảnh hưởng của nắng nóng đến các giải pháp chống nóng hiệu quả. Chúc bạn trải qua một mùa hè nắng nóng đầy vui vẻ và khỏe mạnh. Theo dõi Thời Tiết Hôm Nay thường xuyên để cập nhật những tin tức hữu ích về thời tiết.
Nguồn tham khảo:
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ly-giai-chuyen-sau-ve-nguyen-nhan-gay-nang-nong-o-mien-bac-cach-phong-tranh-soc-nhiet-bao-ve-suc-khoe-ai-cung-can-phai-biet-172230323151613273.htm
https://tuoitre.vn/nang-nong-tac-dong-xau-den-suc-khoe-tinh-than-20220718094831216.htm
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Theo y khoa, dứa có tính bình, giàu chất xơ và vitamin C tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì thế, việc ăn dứa không gây ra nóng trong người mà còn có lợi cho người dùng.
Thời tiết nắng nóng khiến cho cơ thể bị mất nước, cơ thể không kịp bổ sung lượng nước gây ra cảm giác đau đầu. Ngoài ra, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các mao mạch trên đầu giãn nở quá mức cũng làm cho bạn cảm thấy đau đầu.
Câu trả lời là không. Đây là hạng mục làm mái tôn sân thượng, mái hiện cho công trình nằm trong việc nâng cấp, sửa chữa và cải tạo nhà thuộc diện được miễn xin cấp phép xây dựng.
12 Bình luận
Mai Hương
Bao giờ mới mưa nhỉ, nóng quá rồi
Thời tiết hôm nay
Để tra cứu diễn biến thời tiết sắp tới có mưa không, bạn truy cập https://thoitiethomnay.vn/
Phương Chi
Trồng cây trên sân thượng k biết có hỏng mái không nhỉ?
Thanh Thanh
Người ta phải làm hệ thống thoát nước với chống thấm nước cho mái kỹ càng lắm. Chứ không nứt mái như chơi
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và bình luận
Hải Thanh
Trời hè nắng nóng chỉ có canh cua với cà là ngon nhất
Mạnh Hùng
Còn món nước rau muống luộc nữa, the best luôn
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Huyền Ly
Trời nắng nóng chỉ có nằm trong điều hòa là sướng thôi
Thời tiết hôm nay
Giải nhiệt bằng điều hòa hiệu quả nhưng tốn kém. Bạn có tham khảo những cách 'vượt nóng" khác được gợi ý trong bài,
Lan Khuê
Thời tiết ngày càng nắng nóng, thiên nhiên ngày càng dữ tợn
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *