Nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền Trung? 4 nguyên nhân chính

15/05/2024 - Lượt xem: 4781
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Lũ lụt liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của cho đồng bào miền Trung. Đâu là nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền Trung? Để giải đáp về vấn đề này, các chuyên gia đã phân tích chuyên sâu và đưa ra 4 nguyên nhân chính. Đó là những nguyên nhân nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây. 

Lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất kéo dài ở miền Trung

Lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất kéo dài ở miền Trung

Tình hình lũ lụt ở miền Trung những năm gần đây

So với những trận lũ lụt ở Việt Nam trước đây thì những năm trở lại đây lũ lụt xuất hiện nhiều hơn, quy mô lớn hơn, kéo theo những hậu quả hết sức đau thương.
Theo thông tin từ Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2022 đến nay tình hình Việt Nam xảy ra nhiều thiên tai bất thường, cực đoan, trái với quy luật tự nhiên. Tại miền Trung liên tiếp 3 cơn bão đổ bộ, mưa lũ sau bão gây thiệt hại lớn về người và của khu vực. 

  • Bão số 4 (Noru) đạt cường độ mạnh nhất, cấp 14 - 15 giật cấp 17, gần đạt cấp siêu bão trên biển Đông, gây mưa rất lớn cho khu vực miền Trung.
  • Mưa lớn sau bão số 5 đã gây lũ trên báo động 3 các sông từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế; lũ lụt cuốn trôi nhiều tài sản và tính mạng của người dân khu vực.

Lũ quét cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của người dân

Lũ quét cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của người dân

  • Gió mạnh trên biển gây sóng lớn từ 1,5 - 2m tại khu vực biển phía Tây, gây sạt lở đê biển khu vực tỉnh Cà Mau.
  • Nhiều trận động đất xảy ra bất thường, liên tiếp trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
  • Thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật trên các vùng miền cả nước đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.500 tỷ đồng.

Tình hình lũ lụt tại miền Trung diễn ra hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và tài sản của người dân. Hiểu về nguyên nhân gây lũ lụt, chủ động trong phòng tránh bão lũ sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro xấu nhất. 

Để chủ động phòng tránh bão lũ, người dân có thể chủ động chuẩn bị các loại đồ dùng chống lũ dưới đây: 

Phao bơi đa năng phao bơi cứu hộ

Viền ép seam chống nước tuyệt đối, đảm bảo để đồ vào bơi lội thoải mái ko ngấm nước vào.

Kích thước hộp : Miệng túi 37cm x Dài 72cm đủ chứa các giấy tờ quan trọng, thuốc uống, bật lửa,..

Những trận lũ lịch sử ở Việt Nam

Vòng tay cứu sinh chống đuối nước

Nổi người 100-120kg, chuẩn an toàn Châu Âu.

Thiết kế dạng đồng hồ đeo tay.

Sử dụng nhanh chóng, thao tác chỉ vài giây.

Không bị rò rỉ khí, rất an toàn.

Những trận lũ lịch sử ở Việt Nam

 

Vải chống lũ lụt túi cát dày 

Chất liệu dày dặn: Vải bạt dày dặn, không dễ hư hỏng.

Con dấu dây rút: Thuận tiện và thiết thực, dễ dàng giải phóng cát.

Chống thấm hiệu quả: Dày mật độ cao, chống thấm nước mạnh và không thấm nước.

Những trận lũ lịch sử ở Việt Nam

 

Phao chống lũ

Vòng tay chống lũ

Bao chống lũ

Cường độ bão lũ mạnh phá hủy cấu trúc cầu đường 

Cường độ bão lũ mạnh phá hủy cấu trúc cầu đường 

Lưu ý thêm:

Những biện pháp phòng chống lũ lụt an toàn mà bạn nên biết

4 nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền Trung

Vậy nguyên nhân lũ lụt là gì? Vì sao miền trung hay bị lũ lụt? 

Phân tích về một số nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề ở khu vực miền Trung, Gs. TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ ra các nguyên nhân hình thành lũ lụt chính ở miền Trung như sau: 

Mưa lũ ngày càng lớn

Dưới tác động của hiệu ứng El Nino khô hạn kéo dài dẫn tới cấu trúc đất đá thay đổi, độ rỗng trong lòng đất lớn. Năm nay lại xuất hiện hiện tượng La Nina, có nhiều mưa bão đổ bộ vào biển Đông gây ảnh hưởng trực tiếp tới miền Trung. 
Lượng mưa kỷ lục cường độ cao, kéo dài hầu như cả tháng khiến miền Trung như một cái túi nước. Theo các nghiên cứu, lượng mưa từ khoảng 100mm/ngày hoặc nhỏ hơn kéo dài liên tục hàng chục ngày đủ khiến cho đất đá bị bão hòa nước. Trong khi đó, khu vực miền Trung lại chịu lượng mưa lớn, mưa kéo dài nên mưa nhiều chính là nguyên nhân gây ra lũ lụt diện rộng tại miền trung. 

Mưa kéo dài, triều cường dâng cao gây hiện tượng lũ lụt diện rộng

Mưa kéo dài, triều cường dâng cao gây hiện tượng lũ lụt diện rộng

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Nguyên nhân dẫn đến lũ lụt thứ hai được Thứ trưởng chỉ ra chính là do nạn phá rừng nghiêm trọng, diện tích thảm thực vật bị mất đi quá lớn. Đây là nguyên nhân lũ lụt ở miền trung lớn nhất. 
Nếu có thảm thực vật, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia thành nhiều nhánh, 1 nhánh ngấm xuống đất từ từ, 1 nhánh vương trên lá bốc hơi, còn lại sẽ chảy thành lũ. 
Khi mất rừng, không có thảm thực vật giữ nước lại, giảm tốc dòng chảy của nước. Lúc đó, nước lũ chảy xuống rất nhanh và mạnh  từ trên cao đổ xuống tạo thành các dòng nước xiết cuốn trôi đi nhiều nhà cửa, tài sản và cả tính mạng của người dân. 

Phá rừng tràn lan tăng nguy cơ xói mòn, sạt lở đất

Phá rừng tràn lan tăng nguy cơ xói mòn, sạt lở đất

Đặc điểm địa hình miền Trung

Nguyên nhân lũ lụt miền trung thường nghiêm trọng hơn các khu vực khác một phần cũng bởi chính địa hình hẹp, độ dốc cao của nơi này. 
Miền Trung được phân chia bởi dãy Trường Sơn nên đặc điểm của sông ngòi ở đây rất dốc và ngắn. Khi mưa lớn xảy ra thì lượng nước đổ về hạ lưu rất lớn, kết hợp với các doi cát cửa vịnh nằm song song với mặt biển làm hạn chế thoát nước nên miền Trung rất dễ xảy ra lũ quét, lũ ống diện rộng.  

Địa hình miền Trung hẹp, độ dốc cao, nhiều sông ngắn ít thoát nước

Địa hình miền Trung hẹp, độ dốc cao, nhiều sông ngắn ít thoát nước

Quy trình xây dựng các hồ, đập thủy lợi, thủy điện không được đảm bảo

Việc đầu tư vào xây dựng các hồ, đập thủy lợi, thủy điện không được đảm bảo từ khâu đấu thầu.  Đây là nguyên nhân gây lũ lụt ở miền trung ít được biết đến nhất. Không có sự chặt chẽ từ khâu quy hoạch, lập dự án, đánh giá môi trường, khai thác, vận hành,...Điều này dẫn tới không đánh giá được khả năng chống chịu của các hồ, đập thủy lợi, thủy điện khi có lũ xảy ra. Từ đó rất dễ gây hiện tượng sạt lở đất đe dọa tới sự an toàn của hạ du. 

Hồ, đập, thủy điện không đảm bảo chất lượng sẽ mất an toàn cho vùng hạ du

Hồ, đập, thủy điện không đảm bảo chất lượng sẽ mất an toàn cho vùng hạ du

Hiện nay Việt Nam có trên 7500 hồ, đập thủy lợi, thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với tổng dung tích là 70 tỷ m3 nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng an ninh nguồn nước. Nếu như ở khu vực núi việc xây dựng thủy điện, thủy lợi không đảm bảo sự ổn định kết cấu địa chất, bảo trì bảo dưỡng định kì thì việc sạt lở đất rất dễ xảy ra. 

Tìm hiểu thêm: Ngập lụt thường xảy ra vào mùa nào?

Giải pháp phòng chống lũ lụt cho miền Trung

Sau khi các cơn bão đổ bộ vào bờ lượng mưa có thể rất lớn, dễ gây những trận lũ lụt. Vậy nên bên cạnh phòng chống bão thì cần nắm bắt thêm biện pháp phòng chống lũ lụt, cụ thể như sau:

  • Cần theo dõi sát sao diễn biến mưa lũ, tình hình đê điều, hệ thống ngăn lũ của địa phương.
  • Thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp gia cố, tu sửa hệ thống đê điều, đường thoát nước, các công trình chống lũ lụt để hạn chế lũ xảy ra.
  • Tuân thủ các chỉ thị của Nhà nước về đảm bảo an toàn trong mùa lũ lụt, ngưng các hoạt động khai thác, đánh bắt trên sông, biển trong mùa bão lũ.
  • Kiểm tra tất cả các thiết bị điện trong nhà, đặt ổ điện và các loại hóa chất ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.
  • Thực hiện sơ tán ngay khi có yêu cầu.

Sơ tán ngay khi có chỉ thị của nhà nước

Sơ tán ngay khi có chỉ thị của nhà nước

Kết luận

Hiểu được những nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung phần nào giúp người dân ứng biến kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của trong mùa bão lũ. Hãy thường xuyên cập nhật các thông tin thời tiết để có thể chủ động phòng tránh kịp thời. 
 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

1. Lũ lụt có thể gây ra những gì?

Lũ lụt gây thiệt hại lớn tới về người và tài sản. Dòng nước chảy xiết, tốc độ nhanh, mạnh có khả năng cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn, con người. 

2. Thế nào là lụt?

Lụt là hiện tượng một vùng đất bị ngập nước trong khoảng thời gian dài, nước chưa thể rút. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khu vực địa hình trùng

3. Lũ lụt thường xảy ra khi nào?

Lũ lụt thường xảy ra khi mực nước sông, hồ dâng cao. Dòng chảy cao, tốc độ dòng chảy lớn vượt mức quy định sẽ gây vỡ đê chắn bảo hộ tạo hiện tượng ngập úng. 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

14 Bình luận

Bộ lọc
  1. tuyết nhi

    bài viết rất hay và vô cùng hữu ích

    Gửi bình luận
  2. Mai Trần

    Không vứt rác bừa bãi

    Gửi bình luận
  3. Thanh Thanh

    Bài viết hữu ích, cảm ơn ad

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. Bích Nga

    Doi cát cửa vịnh là gì?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Doi cát cửa vịnh là một mũi cát nhô hình thành nhờ quá trình tích tụ trầm tích của các dòng chảy dọc bờ và hoàn toàn chắn ngang cửa vịnh. Doi cát cửa vịnh đóng vai trò đê chắn giữa hai khối nước (vịnh và biển). Khi này, vịnh trở thành một vùng đầm phá, bắt đầu tích tụ trầm tích rồi dần chuyển hoá thành một đồng lầy ngập mặn nước nông. ( Theo Wikipedia)

      Gửi bình luận
  5. Kim Chi

    Mưa bão ngày càng xuất hiện nhiều với lượng mưa lớn nên dễ gây ngập lụt hơn

    Gửi bình luận
    1. Đức Trọng

      Thế mới cần nâng cấp hệ thống cấp thoát nước. Chứ gì mưa tí đã thấy ngập rồi

      Gửi bình luận
      1. Minh Nghĩa

        Thì nhà nước cũng đang cải tiến kỹ thuật, nâng cấp các hệ thống thoát nước mà bạn

        Gửi bình luận
        1. Thời tiết hôm nay

          Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến

          Gửi bình luận
  6. Minh Ngọc

    Học cách sống chung với lũ lụt. Lũ lụt cũng có mặt tích cực như bồi đắp phù sa, thủy hải sản dồi dào...

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến

      Gửi bình luận
  7. Lan Thu

    Ngưng chặt phá rừng lại

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow