Lũ lụt là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó lũ lụt
Mỗi năm, miền Trung luôn phải đối mặt với mối lo ngại mang tên “lũ lụt”. Vậy, lũ lụt là gì, lũ lụt hình thành như thế nào, nguyên nhân gây ra lũ lụt và biện pháp phòng tránh an toàn hiệu quả là gì? Cùng Thời Tiết Hôm Nay tìm hiểu các thông tin về lũ lụt qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu lũ lụt là gì
Lũ lụt là gì?
Lũ lụt là từ ghép chỉ hai hiện tượng thiên nhiên lũ và lụt.
Lũ là hiện tượng ngập lụt, dòng nước chảy xiết với tốc độ nhanh cuốn trôi mọi vật cản như nhà cửa, vật nuôi, cây cối….Lũ xảy ra chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi núi cao và dốc.
Lụt là hiện tượng vùng đất ngập nước trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, có thể hiện tượng lũ lụt là khi mức nước trên sông, hồ vượt mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê, và vỡ đê.
Như vậy, có thể hiện tượng lũ lụt là khi mức nước trên sông, hồ vượt mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê, và vỡ đê.
Căn cứ vào mực nước đỉnh lũ trung bình nhiều năm, lũ được phân thành 5 loại:
- Lũ nhỏ: Lũ có đỉnh thấp hơn mức đỉnh lũ TBNN
- Lũ vừa: Lũ có đỉnh đạt mức đỉnh lũ TBNN
- Lũ lớn: Lũ có đỉnh cao hơn mức đỉnh lũ TBNN
- Lũ đặc biệt: Lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong các kỳ quan trắc
- Lũ lịch sử: Lũ có đỉnh cao nhất trong kỳ quan trắc hoặc điều tra khảo sát được.
Chú thích: TBNN - Trung bình nhiều năm
Dựa vào nguyên nhân hình thành, lụt cũng được chia thành nhiều loại như lụt ven sông, lụt hạ lưu, lụt ven biển, lụt do thảm họa, lụt do con người…
Lũ lụt là hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng đến con người và tài sản. Trong lịch sử có những trận lũ lụt lớn gây thiệt mạng nhiều nhất như:
Số người chết | Sự kiện | Địa điểm | Thời gian |
900.000–2.000,000 | Lũ lụt Hoàng Hà năm 1887 | Trung Quốc | 1887 |
500.000–700.000 | Lũ lụt Hoàng Hà năm 1938 | Trung Quốc | 1938 |
231.000 | Vỡ Đập Bản Kiều, do Bão Nina. Khoảng 86.000 người chết do lũ và 145.000 người chết do dịch bệnh. | Trung Quốc | 1975 |
230.000 | Sóng thần Ấn Độ Dương 2004 | Indonesia | 2004 |
145.000 | Lũ sông Dương Tử 1935 | Trung Quốc | 1935 |
100.000+ | Lũ St. Felix, bão | Hà Lan | 1530 |
100.000 | Lũ lụt sông Dương Tử 1911 | Trung Quốc | 1911 |
2.500.000–3.700.000 | Lũ lụt Trung Quốc năm 1931 | Trung Quốc | 1931 |
Sự hình thành của lũ lụt? Nguyên nhân xảy ra lũ lụt
Khác với ngập lụt, nguyên nhân gây ra là do lượng mưa lớn vượt quá mức của các nguồn nước tự nhiên thì lũ lụt hình thành do một số nguyên nhân chính như:
- Mưa lớn kéo dài: Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến cho lưu lượng nước ở suối, sông, đê điều không có chỗ thoát hoặc không kịp rút. Điều này làm tăng nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền Trung phổ biến nhất.
- Bão & triều cường: Bão tố và triều cường tạo ra những cơn mưa lớn, lượng nước mưa khổng lồ gây ngập úng vùng ven biển cũng là nguyên nhân gây lũ lụt.
- Vỡ đê điều: Trong trường hợp có lượng mưa lớn, các đê đập không đủ khả năng chứa nước, có thể sụp đổ.
- Tác động của con người: Các tác động của con người như chặt phá rừng, khai thác tài nguyên quá mức làm cho đất đai bị xói mòn, dễ bị sạt lở, ngập úng khi mùa bão đến. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến lũ lụt.
- Biến đổi khí hậu: Đây là một trong những nguyên nhân lũ lụt phổ biến. Những thay đổi của khí hậu làm cho thời tiết càng trở nên khắc nghiệt hơn, tạo ra những cơn mưa lớn, bão to, làm tăng các mối đe dọa thiên tai như lũ lụt.
- Khí nhà kính: Việc đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra ô nhiễm, làm suy giảm mức độ của tầng ozone , tăng mức độ khí nhà kính, gây ra lũ lụt.
Các nguyên nhân gây nên lũ lụt
Xem thêm:
Ngập lụt thường xảy ra vào mùa nào?
Những trận lũ lụt ở Việt Nam được ví như “đại hồng thủy”
Ảnh hưởng của lũ lụt
Lũ lụt gây ra hậu quả gì?
Mặt tiêu cực
Hậu quả của lũ lụt là gì? Có thể nói, lũ lụt gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến con người và tài sản như:
- Đe dọa tính mạng con người và vật nuôi: Lũ lụt nhấn chìm mọi thứ trên đường đi của nó trong biển nước gây chấn thương hoặc mất mạng cho con người, vật nuôi và động vật hoang dã.
- Thiệt hại tài sản: Thống kê thiệt hại do nước lũ lụt lên đến 90% so với các thiệt hại liên quan đến tất cả các thảm họa thiên nhiên. Nhà cửa, đồ đạc, thiết bị điện tử,... chìm trong nước đều bị hư hại, khó khắc phục.
- Ô nhiễm môi trường: Lũ lụt kéo theo các chất thải từ cống rãnh, ao hồ, khu dân cư… Điều này gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sản xuất: Lũ lụt gây ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất, các hoạt động đi lại, du lịch. Ngoài ra, do lũ lụt, người dân hạn chế tham gia sản xuất, ảnh hưởng đến nền kinh tế, thu nhập.
Lũ lụt gây ra hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người
Mặt tích cực
Lũ lụt xảy ra thường để lại những thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như ảnh hưởng tới xấu tới cuộc sống của con người. Nhưng ở góc nhìn tích cực thì lũ lụt cũng đem đến cho con người những lợi ích nhất định. Theo các nhà khoa học, lũ lụt có tác dụng ngâm đất diệt trừ các mầm bệnh, rừa phèn cũng như mang đến một lượng đất phù sa màu mỡ khổng lồ để bón đồng ruộng. Đồng thời, lũ lụt cũng đem đến nguồn thủy sản dồi dào, tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây.
Nhìn nhận vào mặt tích cực, khai thác tận dụng tài nguyên mùa nước nổi người dân có thể cải thiện cuộc sống. Khi nước dâng cao, người dân có thể làm các nghề như chở đất, xắn đất, bắt rắn, hái bông điên điển, câu ếch,....
Tận dụng nguồn tài nguyên, chủ động sống chung với lũ
Khám phá thêm nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị, cùng những bí ẩn của thiên nhiên qua các trang sách:
Thời Tiết Mạnh Như Bão Tố
|
Nội dung: Sách không chỉ nói về lịch sử các trận bão, nói về các thảm họa thiên nhiên với những kết cục thảm khốc mà còn giúp bạn học cách phát hiện lốc xoáy, hiểu được cách dự báo thời tiết của một nhà khí tượng học
|
Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Biển Đông
|
Nội dung: Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Biển Đông Việt Nam là một quốc gia ven biển với đường bờ biển dài 3.260 km tính từ tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông Bắc đến tỉnh Kiên Giang ở phía Tây Nam. Vùng biển của Việt Nam có vị trí địa chính trị trọng yếu, có ý nghĩa sống còn đối với nền an ninh, quốc phòng và xây dựng đất nước, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nối liền giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Đại Dương với khu vực Trung Đông. |
Tớ tư duy như một nhà thiên văn học
|
Nội dung: Cuốn sách nằm trong bộ sách Tớ Tư Duy (The Everything: Kids) - một bộ sách ra đời từ 1996, với nhiều chủ đề đa dạng khác nhau, đã vượt hơn 100 đầu sách. Những cuốn sách này giới thiệu những cách tiếp cận mới mẻ, dễ hiểu đi kèm với các câu đố và thí nghiệm giúp trẻ dễ nắm bắt và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Ở cuối sách đều có phụ lục Tài liệu tham khảo, Đáp án câu đố, và Tra cứu theo vần |
Thế Nào Và Tại Sao – Thời Tiết Không Khí, Gió Và Mây
|
Nội dung: Những nhà khí tượng học dự báo thời tiết là ai khi có thể đảm bảo với chúng ta một điều: - Thời tiết thật hỗn loạn! - Cơn bão mạnh nhất trên Trái Đất: Cùng du hành vào trong mắt bão Hurricane. - Chỉ sau một giây, bạn đã ở tít trên cao 100m. Hãy cùng tìm hiểu những hiện tượng diễn ra trong một đám mây giông. Cuốn sách giải thích các yếu tố làm nên khí hậu và sự ảnh hưởng của khí hậu tới các vùng miền trên Thế giới |
Hiểu Về Khoa Học – Thời Tiết
|
Nội dung: Cuốn sách này sẽ giải thích làm thế nào không khí, Mặt trời và nước hòa lẫn vào nhau trong hàng ngàn cách khác nhau để tạo ra một mô hình dự báo thời tiết luôn thay đổi. Nếu bạn đã từng thắc mắc về tuyết hoặc sương mù, bão hoặc lốc xoáy, mùa hay bất kỳ chủ đề nào liên quan đến thời tiết, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và hình ảnh đầy màu sắc trong cuốn sách này. |
Cách ứng phó với lũ lụt
Những biện pháp phòng chống lũ lụt an toàn, hiệu quả là gì? Mọi người cần hiểu rõ nguyên nhân của lũ lụt và cố gắng giảm thiểu tối đa các thiệt hại do lũ lụt gây ra như:
- Di dời ra khỏi khu vực vùng ngập lụt sâu để lên vùng đất cao hơn.
- Cập nhật diễn biến lũ lụt thường xuyên và liên tục thông qua loa đài, tivi, website thời tiết hôm nay,...
- Không đi bộ, lội nước hay lái xe băng qua vùng ngập nước
- Tuyệt đối không di chuyển qua cây cầu gỗ trên các dòng nước xiết
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
- Chuẩn bị đồ dùng gọn nhẹ cũng những đồ thiết yếu nhất mang theo trong trường hợp cần di dời ngay lập tức.
Cẩm nang kỹ năng ứng phó khi xảy ra lũ lụt
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số vật dụng, thiết bị cần thiết tại nhà để đối phó với lũ lụt, ngập úng khi cần thiết. Tham khảo một số sản phẩm hữu ích chống lũ sau:
Kết luận
Bài viết đã giúp chúng ta hiểu hơn về lũ lụt là gì, nguyên nhân hình thành, tác hại/ lợi ích và các cách ứng phó với lũ lụt cơ bản. Hi vọng với những kiến thức trên, mọi người có sự chuẩn bị kỹ càng ứng phó với thiên tai thiên nhiên, giảm tối đa hệ quả nó đem lại.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Nước lũ là dòng nước lớn chảy nhanh và mạnh, nhấn chìm mọi thứ trên đường đi của nó. Nước lũ có thể cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, cây cối kèm theo bùn đất làm tổn thương hoặc gây thiệt mạng con người. Ngoài ra, mực nước lũ dâng cao cũng là nguyên nhân khiến nhiều người gặp nguy hiểm.
Theo thông tin bài viết ở trên, lũ và lụt là 2 hiện tượng khác nhau.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong 1 khoảng thời gian nhất định . Lũ có thể do mưa lớn gây ra hoặc vỡ đê, vỡ đập làm nước dâng cao.
Lụt là hiện tượng ngập úng trong nước của 1 vùng lãnh thổ do lũ lớn, vỡ đê, vỡ đập tạo ra.
Các vùng thường xảy ra lũ lụt: vùng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ các sông lớn ở Nam Trung Bộ.
8 Bình luận
Minh Hải
Phải cố gắng tìm cách sống chung với lũ thôi. Phải tạo điều kiện cho người dân xung quanh vùng dễ ngập lụt nữa
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn sự đóng góp ý của bạn
Thương Thương
Nhìn thương quá
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Đức Thắng
Ngưng chặt phá rừng lại
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Bích Phương
Nhìn cảnh người dân sống chung với lũ mà thương quá
Minh Ngọc
Trời đất độc địa, ngày càng có nhiều bão lũ
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *