Hậu quả lũ lụt là gì? Biện pháp phòng chống lũ lụt an toàn mà bạn nên biết
Lũ lụt đem đến nhiều ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và cả tính mạng của người dân. Hậu quả lũ lụt để lại rất nghiêm trọng. Đâu là biện pháp phòng chống lũ lụt hiệu quả? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo.
Lũ lụt gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của người dân
Hậu quả của lũ lụt
Trước khi nắm rõ các hậu quả mà lũ lụt gây ra cho đời sống của người dân thì chúng ta nên tìm hiểu lũ lụt là gì? Vì sao lại xảy ra tình trạng lũ lụt.
Nói về vấn đề này, các chuyên gia đã giải thích rằng hiện tượng lũ lụt là hiện tượng mực nước dòng chảy trên sông, hồ quá lớn dẫn tới tình trạng ngập úng kéo dài. Nguyên nhân chính dẫn tới ngập lụt là do mưa lớn kéo dài hay hiện tượng bão tố, triều cường làm lưu vực nước trên sông tăng cao, mưa lớn không chỗ thoát.
Lũ lụt xảy ra do nước dâng quá cao, không có chỗ thoát kịp thời
Lũ lụt dâng cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng con người, vật nuôi và gây thiệt hại lớn về tài sản khác chẳng hạn như:
- Lũ lụt, lũ quét bất ngờ xảy ra cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, vật nuôi và động vật hoang dã.
- Gây thiệt hại về tài sản do lũ lụt cuốn trôi, hoặc ngập lụt làm hư hại các thiết bị điện, đồ kinh doanh, xe cộ.
- Lũ lụt kéo theo chất thải, rác thải từ cống rãnh, ao hồ, khu dân cư,...gây ra nguy cơ ô nhiễm trực tiếp nguồn nước sinh hoạt. Từ đó dễ làm con người bị nhiễm virus, bệnh ngoài da do mưa lũ,...
- Việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu nguồn nước sạch, bao quanh bởi nước lũ ô nhiễm, rác thải, xác động vật,...dễ phát sinh các “mầm mống” gây bệnh, các loại virus, dịch bệnh lan truyền trong nguồn nước phát triển mạnh.
Ngập lụt khiến nguồn nước ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân
- Ảnh hưởng nghiệm trọng tới kinh tế sản xuất, người dân không thể tham gia sản xuất, đi làm, nền kinh tế thu nhập bị ảnh hưởng nhất định, ngoài ra còn làm giảm tức thời các hoạt động đi lại, du lịch,...
Từ những hậu quả nghiêm trọng đó, người dân cần quan tâm hơn nữa các biện pháp chống lũ lụt. Đây là cách duy nhất giúp người dân có thể giảm thiểu thiệt hại về người và của mỗi khi đối mặt với thiên tai bão lũ.
Biện pháp phòng chống lũ lụt
Mọi người không chỉ cần quan tâm đến các giải pháp để phòng chống lũ lụt mà cũng cần nâng cao ý thức phòng chống trong và sau bão lũ. Cụ thể như sau:
Trước khi xảy ra lũ lụt
- Thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo bão lũ để có cách phòng tránh lũ lụt kịp thời. Đây là biện pháp phòng chống lũ lụt phổ biến của miền Trung.
- Gia cố nhà cửa, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa bớt cành cây to, cành cây yếu; xác định chỗ trú ẩn an toàn
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men và các đồ dùng cần thiết có thể sử dụng trong ít nhất 7 ngày. Đây là biện pháp phòng tránh lũ lụt quan trọng nhất đảm bảo khả năng sinh tồn cho từng người dân.
- Chuẩn bị thêm đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chắn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai. Trong gia đình có trẻ em thì bố mẹ nên tạo cho con các gói đồ dùng cá nhân để dùng khi cần.
- Chủ động sơ tán khỏi nhà không an toàn, vùng ven biển, cửa sông. Bạn cần biết rằng, nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền Trung chủ yếu là do nước dâng cao đột ngột vào thời điểm đêm, người dân không chủ động sơ tán, thiệt hại về người và của rất lớn. Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền bạn có thể chủ động tìm nơi trú ẩn hoặc chủ động sơ tán tới vị trí cao hơn, đảm bảo an toàn cho gia đình khi bão về.
Bão to gió lớn có thể cuốn bay hết nhà cửa, tài sản
Xem thêm: Ngập lụt thường xảy ra vào mùa nào?
Dụng cụ cần thiết khi có lũ lụt xảy ra
Trong khi xảy ra lũ lụt
Cách phòng chống lũ lụt trong giai đoạn đã xảy ra lũ lụt cần phải thực hiện khẩn chương hơn, vấn đề đảm bảo tính mạng được đặt lên hàng đầu.
- Sơ tán ngay lập tức khi có thông báo sơ tán
- Nước chảy xiết có thể cuốn trôi mọi đồ vật, chặn đứng các tuyến đường di chuyển, nên khi thấy có nguy cơ sạt lở, lũ lụt cần di chuyển ngay tới khu vực có địa hình cao hơn
- Chỉ lên mái nhà nếu cần thiết và phát tín hiệu cầu cứu nhanh chóng
- Di chuyển lên tầng cao nhất nếu bị mắc kẹt trong một tòa nhà
- Đề phòng có rắn ở những vùng ngập nước
- Sử dụng đèn pin chiếu sáng thay vì sử dụng đuốc hoặc nến chiếu sáng để tránh hiện tượng rò rỉ khí ga trong nhà gây cháy nổ
- Cập nhật thông tin mới nhất về tình hình mưa lũ thông qua radio, báo, tivi,...
- Sẵn sàng các biện pháp phòng chống lũ lụt, phòng lũ quét tiềm ẩn
Sơ tán ngay khi có yêu cầu của chính quyền để đảm bảo an toàn cho bản thân
Sau khi xảy ra lũ lụt
Sau khi lũ lụt xảy ra vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng chống tương ứng với tình hình hiện tại:
- Đến cơ quan chức năng, nơi tổ chức phòng chống lũ lụt để cung cấp thông tin và hướng dẫn về tìm kiếm người mất tích hoặc cần hỗ trợ về nơi ở khi nhà cửa bị cuốn trôi. Đây là biện pháp khắc phục lũ lụt đầu tiên mà bạn cần thực hiện.
- Chỉ về nhà khi tình hình đã thật sự an toàn.
- Tránh lái xe di chuyển ra ngoài trừ những trường hợp khẩn cấp.
- Mang găng tay, đồ bảo hộ, ủng, đeo khẩu trang hoặc che kín mặt...trong quá trình dọn dẹp để tránh nấm mốc, vi khuẩn và các mảnh vụn khác sau lũ.
- Những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý khác về phổi, bệnh suy giảm miễn dịch,...không nên đi chuyển vào khu vực nhà có sự phát triển của nấm mốc để tránh khởi phát bệnh.
- Tránh lội trong nước lũ vì trong nước có thể chứa các vật nhọn nguy hiểm, đường dây điện ngầm hoặc đường dây điện ngấm nước có thể gây điện giật.
- Trước khi vào nhà cần kiểm tra aptomat, cầu dao, kiểm tra nguy cơ cháy nổ, kiểm tra tường xem có vết nứt hư hỏng không để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.
Mặc đồ bảo hộ khi dọn dẹp sau bão
Dụng cụ cần thiết giúp dọn dẹp, phòng bệnh sau khi xảy ra lũ lụt
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể nắm được các biện pháp phòng chống lũ lụt cơ bản để chủ động hơn trong mùa bão lũ. Nếu chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng thì có thể dự đoán và giảm bớt được các hậu quả do lũ lụt gây ra.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Biện pháp cơ bản phòng chống lũ lụt là di tản tới khu vực trú ẩn an toàn, có nền đất cao khi được chính quyền địa phương yêu cầu. Đồng thời tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút, tránh dòng nước chảy xiết.
- Ở khu vực Bắc Bộ bão thường xảy ra từ tháng 6 tới tháng 10
- Ở khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) thường xảy ra từ tháng 7 tới tháng 11
- Ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận) thường xảy ra từ tháng 9 tới tháng 12
- Ở khu vực Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên thường xảy ra từ tháng 6 tới tháng 11
11 Bình luận
Kim Chi
Bài viết hữu ích, cảm ơn ad
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Thu Hồng
Lũ lụt hay xảy ra ở đâu miền Trung?
Thời tiết hôm nay
Lũ lụt miền Trung thường xảy ra ở vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ các sông lớn ở Nam Trung bộ
Trịnh Khải
Mẹ thiên nhiên giận dữ đúng là đáng sợ
Thanh Thanh
Mưa bão, dịch bệnh, hạn hán, trái đất nóng lên... bao nhiêu là thiên tai
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến
Lan Ngọc
Nhìn thương quá
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Thu Hường
Thông tin bổ ích
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *