Đền Quả Sơn Nghệ An - nơi thờ vị thánh sống thời Lý? Sự tích bí ẩn  

23/08/2023 - Lượt xem: 1593
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Đền Quả Sơn là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nghệ An. Ngôi đền thờ “vị thánh sống thời Lý” được nhân dân ca tụng. Đặc biệt, với kiến trúc niên đại lên đến 1000 năm tuổi, đây là công trình được rất nhiều khách du lịch ghé thăm và ca ngợi. 

Khám phá không gian đền Quả Sơn - kiến trúc 1000 năm tuổi

Khám phá không gian đền Quả Sơn - kiến trúc 1000 năm tuổi 

Giới thiệu Đền Quả Sơn Nghệ An 

Đền Quả Sơn là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở Nghệ An. Đền được mệnh danh là "Tứ đại đền thiêng xứ Nghệ". Trong đó, tứ đại đền thiêng xứ Nghệ được nhắc đến bao gồm: "Nhất Cờn, Nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng".

Đền Quả Sơn ở đâu?

Đền Quả Sơn là công trình văn hóa tâm linh nằm ở làng Miếu Đường – xã Bồi Sơn – huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Khoảng cách từ đền Quả Sơn đến thành phố Vinh khoảng 70km về phía Tây Bắc. Cung đường di chuyển tương đối thuận lợi và dễ dàng. 

Đền Quả Sơn Nghệ An thuộc làng Miếu Đường – xã Bồi Sơn – huyện Đô Lương

Đền Quả Sơn Nghệ An thuộc làng Miếu Đường – xã Bồi Sơn – huyện Đô Lương

Du khách đến đền Quả Sơn qua quốc lộ 7, rẽ qua đường 15, đi khoảng 3km rồi rẽ trái về phía Tây, đi khoảng 2km là đến khu vực đền Quả Sơn. Du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức phương tiện để đến đền Quả Sơn: xe máy, taxi hay ô tô. Thời gian di chuyển sẽ tùy thuộc vào điểm xuất phát. Thông thường, di chuyển từ Vinh đi đền Quả Sơn bằng xe máy sẽ mất 50 - 60  phút. 

Đền Quả Sơn thờ ai?

Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là vị hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Ông là người được nhân dân tôn như một vị thánh ngay từ khi còn sống. 

Sự tích về đền Quả Sơn bên dưới sẽ giải thích về câu chuyện ra đời của ngôi đền linh thiêng này. 

Đền Quả Sơn Nghệ An thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang

Đền Quả Sơn Nghệ An thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang

Kiến trúc đền Quả Sơn Nghệ An 

Theo ghi chép, đền Quả Sơn Đô Lương được xây dựng từ thời nhà Lý. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền được tu bổ qua nhiều thời đại: Trần, Lê, Nguyễn.

Tuy trải qua nhiều triều đại thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi đền vẫn lưu giữ được khung vững chắc, uy nghi và hoành tráng. 

Thiết kế cổng vào vẫn được duy trì theo phong cách đình, đền truyền thống: cổng chính và 2 cổng phụ. Cổng chính thiết kế cột trụ vững chắc, khắc họa: rồng, phượng, nghê theo mẫu hoa văn truyền thống. 

Kiến trúc cổng vào đền Quả Sơn - Nghệ An 

Kiến trúc cổng vào đền Quả Sơn - Nghệ An 

Kiến trúc bên trong đền vẫn được phục dựng theo kiểu đền truyền thống: thượng điện, trung điện và hạ điện. Mỗi điện đều đặt điện thờ một vị thánh, thần khác nhau mà nhân dân tôn thờ. Không gian trọng điện được sắp xếp quy củ theo thứ tự, cấp bậc. Kiến trúc đền chùa kiểu mái vòm cong và được đặt chạm khắc hình ảnh rồng chầu. 

Không gian thờ tự trong khuôn viên đền Quả Sơn 

Không gian thờ tự trong khuôn viên đền Quả Sơn 

Đền Quả Sơn sở hữu di tượng Lý Nhật Quang làm bằng gỗ quý và sơn son thếp vàng. Kích thước tượng to bằng người thật với tư thế ngồi, hai tay bắt quyết để ngửa trên đầu gối. Tượng mặc áo bào bằng lụa vàng, có nhiều đồ tế khí chạm trổ tinh vi đạt trình độ điêu khắc cao. Đây là một trong những công trình ấn tượng nhất tại đền. 

Bức tượng do vua chúa dưới nhiều triều đại ban tặng hoặc do nhân dân tiến cúng. Tượng được đặt trong cung cấm và người dân chỉ được chiêm bái tượng vào những ngày lễ tết lớn. 

Với kiến trúc và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, năm 1999, đền Quả Sơn được xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia”.

Sự tích đền Quả Sơn

Được biết đến là ngôi đền linh thiêng bậc nhất Nghệ An và thu hút nhiều khách du lịch tham quan, tuy nhiên, ít người biết về sự tích bí ẩn của ngôi đền đặc biệt này. 

Sử cũ ghi lại, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Ông được biết đến là một người trung hiếu, dũng cảm. Năm 1939, Lý Nhật Quang được triều đình điều cử vào vùng đất Nghệ An lo việc chính sách thuế. Khoảng thời gian ở Nghệ An, ông được dân tình đặc biệt yêu quý và kính trọng. Đến năm 1941, triều đình xuống chiếu cử ông làm Tri châu Nghệ An. 

Uy Minh Vương Lý Nhật Quang

Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được nhân dân Nghệ An tôn vinh như một vị thánh khi còn sống 

Thời gian làm Tri châu, Lý Nhật Quang đã có rất nhiều chính sách cải cách, mở mang kinh tế, chính trị, văn hóa cho vùng đất này. Khi ấy, ông được người dân Nghệ An tôn vinh như một vị thánh khi còn sống. 

Đến năm 1057, Lý Nhật Quang mất hiển hách trong một trận chiến với giặc dưới chân núi Quả. Người dân lúc này vô cùng tiếc thương và lập đền thờ ông, đặt tên là đền Quả Sơn. 

Từ đó đến nay, đền Quả Sơn vẫn là nơi thờ tự Lý Nhật Quang và được nhiều khách du lịch, người dân địa phương đến đây chiêm bái, kính lễ. 

Lễ hội đền Quả Sơn có gì hấp dẫn? 

Lễ hội đền Quả Sơn ở Đô Lương là sự kiện hàng năm được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của “vị thánh” trong lòng nhân dân Nghệ An - Lý Nhật Quang. 

Lễ hội đền Quả Sơn diễn ra:  từ 19 đến 21 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Đa dạng nghi lễ trong lễ hội Đền Quả Sơn 

Đa dạng nghi lễ trong lễ hội Đền Quả Sơn 

Nghi thức lễ hội đền Quả Sơn

Được người dân địa phương và du khách thập phương đặc biệt quan tâm, lễ hội đền Quả Sơn diễn ra với rất nhiều các nghi thức hấp dẫn:

  • Nghi lễ rước kiệu: Kiệu rước thánh được rước qua đường sông, đường bộ, nhằm tái hiện lại quá trình đánh giặc của Ngài. 

  • Nghi thức tạ ơn Bà Bụt: Nguyên nhân có nghi thức đặc biệt này là do trước đây, mỗi lần Lý Nhật Quang chuẩn bị ra trận, đều đến chùa Bà Bụt cầu khấn cho giành được thắng lợi. Đến khi giành thắng lợi, cũng đều về chùa tạ ơn. Do đó, khi tổ chức lễ hội đền Quả Sơn, kiệu thánh luôn được rước lên chùa Bà Bụt để thực hiện nghi lễ tạ ơn. 

Không chỉ có nghi lễ rước kiệu, tạ ơn, phần thực hiện nghi lễ còn rất nhiều các hoạt động hấp dẫn khác: lễ cúng thủy thần, xuất thuyền, yết cáo, xuất thần, hạ thủy, cung nghinh thánh giá hồi cung…

Rước kiệu đền Quả Sơn 

Rước kiệu đền Quả Sơn 

Trò chơi dân gian hấp dẫn ở lễ hội đền Quả Sơn 

Phần hoạt động hội trong lễ hội đền Quả Sơn cũng rất náo nhiệt: trò chơi dân gian (kéo co, đẩy gậy) thi đấu thể thao, diễn văn nghệ,..Người dân địa phương và khách du lịch được tự do tham gia các hoạt động trong ngày hội. 

Hoạt động văn nghệ dân gian đền Quả Sơn  

Hoạt động văn nghệ dân gian đền Quả Sơn  

Đặc biệt, trò lộn quân, lễ rước thần và hội đua thuyền là những điểm nhấn quan trọng, đặc sắc của lễ hội. Lễ hội cũng là thời điểm lý tưởng để người dân địa phương thể hiện các loại hình văn nghệ dân gian. Không chỉ mang ý nghĩa giải trí, hoạt động còn mang ý nghĩa lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc: hát chầu văn, ca trù, diễn các tích chèo, tuồng cổ,...

Kết luận

Sự tích về đền Quả Sơn linh thiêng xứ Nghệ chắc hẳn đã khiến nhiều người bất ngờ. Để tận mắt chứng kiến và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, ấn tượng của ngôi đền này, hãy lên kế hoạch đến và trải nghiệm du lịch Nghệ An ngay hôm nay. Thông tin thời tiết Nghệ An sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị cần thiết và đầy đủ nhất cho chuyến đi của mình. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Đền Quả Sơn Nghệ An tháng mấy đông nhất?
Thời điểm đông nhất ở đền Quả Sơn là thời điểm đầu năm, khi tổ chức lễ hội đền Quả Sơn và các hoạt động văn hóa dân gian tại đền.
Lễ hội đền Quả Sơn kéo dài bao lâu?
Lễ hội đền Quả Sơn diễn ra trong 3 ngày ( 19-21 tháng Giêng). Tuy nhiên, đó là các hoạt động chính hội. Ngoài ra, khách du lịch đi đền vào thời điểm tháng Giêng vẫn có thể cảm nhận được không khí ngày hội tấp nập ở đây.
Thời tiết ở Nghệ An cuối năm có mưa không?
Thời tiết Nghệ An thời điểm cuối năm thường ít mưa, nhiệt độ tương đối dễ chịu, không quá lạnh.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

bài viết liên quan

Xem thêm

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. Hải Yến

    Đền đẹp, cổ

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

      Gửi bình luận
  2. Kim Chi

    Lần đầu nghe sự tích đền quả sơn

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã theo dõi

      Gửi bình luận
  3. Diệu Huyền

    Ngày mai Đô Lương có mưa không?

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  4. Mạnh Phương

    Đền có mở ngày thường không?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Đền Quả Sơn thông thường chỉ mở vào các dịp lễ: ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ lớn theo Phật Lịch

      Gửi bình luận
  5. Thu Hương

    Đền thiêng

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow