Đền Cuông Nghệ An ở đâu? Câu chuyện di tích linh thiêng xứ Nghệ

22/08/2023 - Lượt xem: 506
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Đền Cuông Nghệ An được biết đến là di tích lịch sử cấp Quốc Gia gắn liền với những câu chuyện linh thiêng đầy bí ẩn. Khách du lịch đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng không gian đền mang kiến trúc cổ ấn tượng mà còn là nơi để du khách cầu bình an, công danh sự nghiệp thiêng liêng ở Nghệ An. Cùng khám phá điểm đến hấp dẫn này có gì trong nội dung bài viết dưới đây.

Đền Cuông Nghệ An 

Đền Cuông Nghệ An 

Giới thiệu tổng quan đền Cuông Nghệ An

Đền Cuông là một trong những công trình văn hóa lịch sử, tâm linh nổi tiếng ở Nghệ An. Nơi đây được nhiều khách du lịch biết đến là địa điểm cầu khấn linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Tuy nhiên, ít ai biết đến lịch sử ngôi đền cũng như những câu chuyện bí ẩn đằng sau ngôi đền đặc biệt này. 

Đền Cuông Nghệ An ở đâu?

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, thuộc địa phận xã Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An. Cách thành phố Vinh gần 30km về phía Bắc, cung đường di chuyển đến Đền Cuông tương đối thuận lợi. 

Đền Cuông thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Đền Cuông thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Khách du lịch đến đền Cuông có thể đi bằng nhiều phương tiện: xe máy, ô tô, taxi. Tùy thuộc vào địa điểm xuất phát mà thời gian di chuyển đến đền Cuông sẽ khác nhau. Với khách du lịch xuất phát từ Vinh đi đền Cuông, sẽ mất khoảng 60 phút (di chuyển bằng xe máy). Di chuyển từ trung tâm thành phố Vinh theo đường Thăng Long, ra đến quốc lộ 1A sau đó đi tiếp 16km là đến đền Cuông.

Thời gian di chuyển từ Vinh đến Diễn Châu Nghệ An khoảng 58 phút 

Thời gian di chuyển từ Vinh đến Diễn Châu Nghệ An khoảng 58 phút 

Cho đến nay, không có nhiều tài liệu ghi lại thông tin thời gian hình thành và xây dựng đền Cuông. Tuy nhiên, một số thông tin còn sót lại cho biết: ngôi đền dưới thời nhà Nguyễn đã được trùng tu nhiều lần. Năm Giáp Tý (1864), vua Tự Đức đã ban sắc chỉ xây dựng lại ngôi đền với quy mô như ngày nay. Điều này chứng tỏ, đền Cuông đã được xây dựng từ rất sớm, trước thời nhà Nguyễn. 

Vì sao có tên gọi đền Cuông?

Đền Cuông nằm ở vùng núi Mộ Dạ. Tương truyền, xưa kia ở đây xuất hiện rất nhiều loài chim Công. Trong tiếng Nghệ An, Công còn được gọi là “Cuông”. 

Kể từ đó, người dân gọi tên ngôi đền trên núi Mộ Dạ là “Đền Cuông”. Đặc biệt, thế núi Mộ Dạ nhìn từ xa cũng như một con chim công khổng lồ đang khoe sắc tuyệt đẹp. 

Đền Cuông Nghệ An thờ ai? 

Đền Cuông ở Nghệ An thờ ai? Đền Cuông được lập nên để thờ Thục An Dương Vương. Nhân vật gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Theo đó, sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán đã đoàn kết sức mạnh toàn dân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thục An Dương Vương. Vị vua đem sức mạnh đoàn kết và mưu lược để tạo quân chống giặc, bảo vệ vùng lãnh thổ dân tộc. 

Đền Cuông thờ Thục phán An Dương Vương 

Đền Cuông thờ Thục phán An Dương Vương 

Kiến trúc đền Cuông Nghệ An  

Đền Cuông là địa điểm du lịch tâm linh Nghệ An được rất nhiều du khách quan tâm và ghé thăm. Một trong những điểm thu hút khách du lịch ở đây là kiến trúc ngôi đền. 

Đền xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” (三). Đây là kiểu kiến trúc có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Đền Cuông được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Tam 

Đền Cuông được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Tam 

Kiến trúc tam quan được xây dựng đồ sộ với lớp rêu phong cổ kính. Điểm đặc biệt trong công trình đền Cuông Nghệ An là tòa trung điện chồng diêm 8 mái. Trung Thượng được đặt bàn thờ Cao Lỗ - vị tướng tài đã hỗ trợ vua Thục chế tác thành công mỏ thần. 

Tòa trung điện thiết kế chồng diêm 8 mái

Tòa trung điện thiết kế chồng diêm 8 mái

Với các khu vực chùa Thượng và chùa Hạ được thiết kế kiến trúc 4 mái. Các chi tiết hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, kỳ công mang đậm nét cổ xưa. Đặc biệt, mỗi nét chạm khắc đều mang ý nghĩa riêng của thời đại. Với những người am hiểu lịch sử, văn hóa, mỗi nét rồng phượng, hoa văn mây gió đều mang dấu ấn đặc trưng của thời đại. 

Đền Cuông vẫn lưu giữ được những nét chạm khắc hoa văn, rồng phượng cổ 

Đền Cuông vẫn lưu giữ được những nét chạm khắc hoa văn, rồng phượng cổ 

Một kiến trúc đặc biệt của ngôi đền Cuông là mái đền cong truyền thống. Tại cả 3 điện và các công trình nhà tại đây đều được làm mái cong truyền thống. 

Với lối thiết kế cổ, đền Cuông được rất nhiều du khách ghé thăm và lưu lại những bức ảnh kỷ niệm ấn tượng ở đây. Song, điều khiến khách du lịch Nghệ An ấn tượng với ngôi đền còn nằm ở những câu chuyện, sự tích bí ẩn. 

Câu chuyện bí ẩn về Đền Cuông Nghệ An 

Nếu lần đầu ghé thăm đền Cuông Nghệ An, bạn sẽ được nghe về những câu chuyện bí ẩn nơi đây: 

Câu chuyện sự tích đền Cuông 

Theo tương truyền, vào một ngày người dân ra biển, thấy chiếc kiệu lớn trôi từ biển Đông vào bờ Cửa Hiền. Người dân quanh đây thi nhau ra khiêng nhưng không tài nào khiêng được chiếc kiệu di chuyển. 

Bí ẩn câu chuyện Thục phán An Dương Vương nhập vào kiệu giúp người dân

Bí ẩn câu chuyện Thục phán An Dương Vương nhập vào kiệu giúp người dân Cao Ái di chuyển kiệu 

Chỉ đến khi dân làng Cao Ái tụ hội lại khiêng, chiếc kiệu mới di chuyển. Điều kỳ lạ này khiến người dân Cao Ái tin rằng, linh hồn Vua Thục Phán đã nhập vào chiếc kiệu và lựa chọn người dân Cao Ái khiêng ngài về. 

Sau đó, dân làng đã lập đền thờ vua ở đây. Đền thờ cũng chính là đền Cuông ngày nay. 

Câu chuyện Hạc Trắng 

Đền Cuông Nghệ An còn được nhắc tới với câu chuyện về “hạc trắng bay về”. Vào thời điểm năm 1995, khi mọi người đang xem cưỡi ngựa, diễu hành, bất ngờ xuất hiện một con hạc trắng đậu trên tay người cưỡi ngựa. 

Hình ảnh hạc trắng đền Cuông còn được lưu lại 

Hình ảnh hạc trắng đền Cuông còn được lưu lại 

Dân gian truyền rằng, hạc trắng là hình ảnh của Mỵ Châu về tham dự lễ hội. Khi hạc trắng chết, người dân làng nơi đây ướp xác, đặt hạc vào lồng kính và mang về đền Cuông thờ cho đến nay. 

Câu chuyện cá Voi 

Vào một dịp lễ hội đền Cuông khác, tại bờ biển cửa Hiền, xuất hiện một con cá voi nặng đến 10 tấn. Đặc biệt trùng hợp, đây là nơi vua An Dương Vương đã gieo mình xuống biển. Bởi vậy, người dân ở đây tin rằng, hình ảnh Cá Voi là sự hiện thân của An Dương Vương. 

Với quan niệm ấy, nghi lễ an táng cá Voi được tổ chức vô cùng trang trọng. Đặc biệt, đến nay, phần mộ cá voi vẫn thường xuyên được người dân chăm sóc và hương khói. 

Những câu chuyện đầy bí ẩn ở đền Cuông Nghệ An cho thấy sự linh thiêng của ngôi đền này. Điều này cũng chính là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương ghé thăm và kính lễ tại Đền. 

Lễ hội đền Cuông Nghệ An 

Hàng năm, lễ hội đền Cuông được tổ chức vào  13,14,15,16 tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội kéo dài trong 4 ngày với nhiều hoạt động hấp dẫn mang màu sắc bản địa. 

Lễ hội đền Cuông được tổ chức hoành tráng hàng năm 

Lễ hội đền Cuông được tổ chức hoành tráng hàng năm 

Ý nghĩa của lễ hội đền Cuông Nghệ An là tri ân đến vị vua Thục Phán và cũng là dịp để người dân địa phương cùng nhau tổ chức các hoạt động gắn kết tình cảm quần chúng. 

Lễ hội đền Cuông được diễn ra với 3 phần chính: phần lễ, rước kiệu và phần hội.

  • Phần lễ: Phần lễ được chính quyền địa phương chuẩn bị chuyên nghiệp, trang trọng. Các thành phần của phần lễ: Khai quang, Trung thiên, Yết – Đại – Tạ, Túc trực. 

  • Phần rước kiệu: Rước kiệu là hoạt động truyền thống trong lễ hội đền Cuông. Đây là hoạt động được rất nhiều người dân quan tâm. Kiệu sẽ được đưa từ nhà họ Cao và đình Xuân Ái đến đền Cuông. Kiệu đầu tiên là của vua Thục Phán, tiếp theo là của công chúa Mỵ Châu và cuối cùng là kiệu của tướng Cao Lỗ.

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội đền Cuông 

Nghi thức rước kiệu trong lễ hội đền Cuông 

  • Phần hội: Phần hội là nội dung được đông đảo người dân địa phương quan tâm, tham gia nhiều nhất. Trong phần hội sẽ diễn ra các hoạt động giải trí, văn nghệ: ném còn, đu quay, đấu vật,…Đặc biệt là các chương trình giao lưu văn nghệ ca trù, chèo tuồng, ví dặm,…

Lễ hội đền Cuông diễn ra mỗi năm là hoạt động văn hóa nổi bật ở Diễn Châu Nghệ An được rất nhiều người dân và khách du lịch quan tâm. 

Những địa điểm du lịch khác gần đền Cuông

Nếu du khách tham quan đền Cuông Nghệ An có kế hoạch trải nghiệm du lịch Diễn Châu, có thể tham khảo một vài địa điểm du lịch gần đền Cuông như:

Biển Diễn Thành 

Biển Diễn Thành nằm trên quốc lộ 1A, cách đền Cuông khoảng 1km. Không gian biển nhỏ nhưng sở hữu bờ cát trắng mịn và sóng biển lớn. Đây là một trong những địa điểm du lịch đắt giá ở Nghệ An vào hè. 

Cảnh sắc biển Diễn Thành Nghệ An về chiều 

Cảnh sắc biển Diễn Thành Nghệ An về chiều 

Du khách trải nghiệm du lịch biển Diễn Thành sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị biển với những đợt sóng mạnh, không gian biển trời trong xanh. 

Khu du lịch sinh thái Mường Thanh 

Du lịch biển Diễn Thành kết hợp nghỉ dưỡng tại khu du lịch sinh thái Mường Thanh là trải nghiệm không thể quên. Khu nghỉ dưỡng sở hữu trọn vẹn các dịch vụ nghỉ dưỡng và vui chơi, tham quan. 

Khách du lịch sẽ được tận hưởng không gian bình yên khi tham quan kiến trúc chùa Lâm Hà tại khu du lịch sinh thái Mường Thanh Nghệ An. Bên cạnh đó, du khách sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 43m. 

Tại khu sinh thái Mường Thanh cũng là nơi xây dựng vườn thú Mường Thanh Safari Land siêu rộng với diện tích 60ha. Nơi đây chăm sóc và lưu giữ hơn 70 loài cùng 2000 cá thể động vật quý hiếm. 

Khu du lịch sinh thái Mường Thanh, Diễn Lâm Nghệ An 

Khu du lịch sinh thái Mường Thanh, Diễn Lâm Nghệ An 

Mường Thanh mang đến trải nghiệm trọn vẹn với khu vui chơi tổng hợp và hệ thống trò chơi hấp dẫn: tàu con thoi, phi long thần tốc, vòng xoay thần kỳ, xe điện đụng đón khách du lịch bốn mùa.

Lưu ý khi du lịch, khám phá di tích Đền Cuông 

Để hành trình tham quan và trải nghiệm khám phá di tích Đền Cuông Nghệ An được trọn vẹn nhất, khách du lịch nên lưu ý một số vấn đề:

  • Tra cứu thời tiết Diễn Châu Nghệ An trước khi lên kế hoạch khám phá và du lịch Nghệ An. 

  • Tìm hiểu thông tin về đường di chuyển, lịch trình tham quan, khám phá Đền Cuông. 

  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho quá trình trải nghiệm du lịch. 

  • Nên chuẩn bị máy ảnh, điện thoại, để chủ động ghi lại những kỷ niệm, thông tin, hình ảnh hấp dẫn trong chuyến đi. 

Cập nhật dự báo thời tiết Nghệ An trước khi lên kế hoạch khám phá di tích Đền Cuông 

Cập nhật dự báo thời tiết Nghệ An trước khi lên kế hoạch khám phá di tích Đền Cuông 

Kết luận

Không gian mang nét cổ kính cùng những câu chuyện huyền bí là điểm ấn tượng khiến đền Cuông Nghệ An được nhiều khách du lịch lựa chọn. Đặc biệt, bạn sẽ có những trải nghiệm trọn vẹn nếu kết hợp du lịch khám phá tâm linh ở đền Cuông với khám phá các địa điểm du lịch Nghệ An hấp dẫn khác. Mong rằng, những thông tin trên đây mang đến cho bạn nội dụng hữu ích và giúp bạn có kế hoạch trải nghiệm du lịch trọn vẹn.  

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Đi đền Cuông vào tháng mấy đẹp nhất?
Thời điểm thích hợp nhất để trải nghiệm du lịch, khám phá đền Cuông là thời điểm đầu xuân. Các tháng đầu năm, đền thường thu hút nhiều du khách và nhộn nhịp với các hoạt động lễ hội.
Thời tiết Diễn Châu Nghệ An mùa nào đẹp nhất?
Thời tiết Diễn Châu Nghệ An đẹp nhất là từ tháng 3 - tháng 5. Đây là thời điểm chuyển mùa xuân - hè, nhiệt độ tương đối ổn định, không quá nóng, thời tiết mát mẻ. Nếu bạn có kế hoạch trải nghiệm du lịch đền Cuông Nghệ An, không nên bỏ qua thời điểm này. 
Đền Cuông Nghệ An có thiêng không?
Theo lời của nhiều người dân địa phương và khách du lịch, đền Cuông Nghệ An là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Du khách có thể đến cầu bình an, sức khỏe, tài lộc, cầu được ước thấy.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

bài viết liên quan

Xem thêm

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. Ngọc Cường

    Nhiều chỗ đi

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã theo dõi

      Gửi bình luận
  2. Minh Ngọc

    Hôm đầu năm đi lễ mưa to, k ngắm cảnh được được mấy

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ trải nghiệm. Để có những trải nghiệm thuận lợi hơi, hãy tra cứu thời tiết Nghệ An thường xuyên trước các kế hoạch di chuyển nhé.

      Gửi bình luận
  3. Trịnh Kim

    Thời tiết Diễn Châu Nghệ An đầu tuần tới có mưa không?

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  4. Hương Cường

    Đền thờ thiêng, mình đi cầu sức khỏe cho gia đình, thấy ứng nghiệm

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ trải nghiệm

      Gửi bình luận
  5. Minh Liên

    Đền Cuông thiết kế kiểu cổ, nhiều chỗ cũ quá r

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow