Thành cổ Đồng Hới - công trình thành cổ 200 năm tuổi giữa lòng thành phố

22/07/2024 - Lượt xem: 73
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Thành cổ Đồng Hới là địa điểm nổi bật mà du khách nhất định phải ghé thăm khi có dịp tới Quảng Bình. Thành cổ được xây dựng vào thế kỷ 19 và từng trải qua nhiều giai đoạn quan trọng trong lịch sử vẫn giữ được những nét đẹp quý báu. Thành cổ nằm ngay bên bờ biển, tạo điều kiện tuyệt vời cho việc thư giãn và ngắm cảnh. Do đó đây chính là điểm đến lý tưởng cho du khách khi tới mảnh đất Quảng Bình thân thương. 

Thành cổ Đồng Hới - di tích lịch sử trăm năm tuổi

Thành cổ Đồng Hới - di tích lịch sử trăm năm tuổi

Thành cổ Đồng Hới ở đâu?

Thành Đồng Hới là di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng mà không ai không biết tới. Trước đây thành cổ thuộc địa phận xã Phú Minh và Đông Hải huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Ngày nay thành cổ thuộc phường Đồng Phú và Hải Đình, thành phố Đồng Hới. 

Địa điểm này nằm ở trung tâm thành phố Đồng hới chỉ cách biển Nhật Lệ khoảng 1,5km. Vì mang nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa lâu đời, lại tọa lạc tại vị trí đắc địa nên du khách khi tới Quảng Bình đều ghé thăm thành cổ ít nhất một lần. 

Thành cổ Đồng Hới nằm ngay trung tâm thành phố

Đôi nét về thành cổ Đồng Hới

Thành Đồng Hới ban đầu là lũy Trấn Ninh trong hệ thống thành Đầu Mâu - Nhật Lệ được xây dựng từ năm 1631. Thành Đồng Hới chính là yết hầu của cả Đàng Trong. Nhờ hệ thống lũy này, nhà Nguyễn đã giữ được biên giới phía Nam. 

Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, chúa Trịnh tấn công vào đàng Trong. Lợi dụng sự tan rã của chúa Nguyễn, chúa Trịnh lại tiến công vào xứ Đàng Trong. Ba vạn quân Trịnh dễ dàng đánh chiếm được thành để tiến thẳng vào Phú Xuân. 

Đến năm 1786, dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thuận Hóa đánh quân Trịnh và tiến quân vào đồn Động Hải, chiến lũy Trấn Ninh. Quân Tây Sơn không những không phá hủy thành mà còn tu sửa thành lũy thêm phần vững chắc. 

Năm 1811, dưới thời vua Gia Long thứ 10, triều đình tu bổ thành, lấy nơi đây là nơi làm việc của bộ máy hành chính và gọi là thành Quảng Bình. 

Khi vua Minh Mạng nối ngôi, ông đã cho thiết kế lại thành. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị ra lệnh tu bổ thành thêm vững chắc. Thành có hình “múi khế”, trong đó có 4 múi to, 4 múi nhỏ nằm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và Tây Bắc – Đông Nam. 

Hình ảnh thành Đồng Hới hình “múi khế” khi nhìn từ trên cao

Hình ảnh thành Đồng Hới hình “múi khế” khi nhìn từ trên cao

Để di chuyển tới điểm tham quan Quảng Bình quan du khách chỉ việc đi qua đường Nguyễn Du rồi đến đường Quách Xuân Kỳ. Bạn sẽ chỉ mất khoảng 10 phút là có thể khám phá được những chứng tích lịch sử tại thành Đồng Hới. Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển đến các địa điểm trong thành phố bằng xe điện, taxi, xe ôm, thậm chí đi bộ. 

Kinh nghiệm du lịch thành cổ Đồng Hới

Để có thể khám phá hết vẻ đẹp, sự cổ kính của Quảng Bình quan Đồng Hới, du khách cần bỏ túi những kinh nghiệm “vàng” dưới đây: 

Khám phá kiến trúc độc đáo của thành cổ

Thành cổ Quảng Bình có lối kiến trúc độc đáo và cổ kính, đây cũng là nhấn điểm chính níu chân du khách tới tham quan. Trước kia thành được xây lại bằng gạch có độ nung cao, kích thước khá to và rộng. 

Không chỉ có gạch mà vữa để xây thành cũng được làm từ mật mía trộn cát, không hề giống với bất cứ công trình nào. Chưa hết, thành còn được xây theo kiểu hành lũy quân sự, kiểu vô băng, hình múi khế độc đáo. 

Thành được xây bằng gạch khổ lớn và xây bằng mật mía trộn cát

Thành được xây bằng gạch khổ lớn và xây bằng mật mía trộn cát

Tham quan cửa Đông thành Đồng Hới

Khi đã tham quan hết lối kiến trúc trong thành cổ du khách nên tới cổng bình quan Quảng Bình phía Đông. Cửa Đông thành Đồng Hới nằm trên đường Lê Duẩn, sát với cửa biển Nhật Lệ. Được biết đây là một đoạn rất quan trọng của thành Quảng Bình vẫn còn sót lại tới ngày nay. 

Du khách khi tới cửa Đông thành Đồng Hới sẽ được tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử cũng như lắng nghe những câu chuyện trong từng giai đoạn của cửa Đông thành Đồng Hới, trong đó nổi bật là thời điểm thành bị đế quốc Mỹ đánh sập. 

Chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan

Quảng Bình quan vốn nằm trong hệ thống Lũy Thầy ở trung tâm phường Đông Hải. Nơi đây vốn là một công trình vừa có giá trị lịch sử và nghệ thuật lại mang tính biểu tượng cho văn hóa của vùng đất Đồng Hới. 

Dù trải qua năm tháng thăng trầm, biến cố lịch sử, Quảng Bình Quan đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng vẫn được tình thành Quảng Bình phục dựng lại như hiện nay để phục vụ du khách tới tham quan. 

Quảng Bình Quan cách thành cổ Đồng Hới chỉ vài phút đi bộQuảng Bình Quan cách thành cổ Đồng Hới chỉ vài phút đi bộ

Tham khảo thêm di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng: 

Tạm kết

Thành cổ Đồng Hới ở Quảng Bình là di tích lịch sử và văn hóa vô giá. Trải qua bao thời đại, nó vẫn đứng vững và là nhân chứng cho biết bao sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, đây là một điểm đến không thể thiếu mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân tới Quảng Bình. 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Thành cổ Đồng Hới có thu vé tham quan không?
Thành cổ Đồng Hới miễn phí cho du khách tham quan.
Thành cổ Đồng Hới gần những địa điểm du lịch nào khác?
Gần thành cổ Đồng Hới các bạn có thể kết hợp tham quan chợ Đồng Hới, tượng đài mẹ Suốt bên bờ sông Nhật Lệ, Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, Quảng trường Hồ Chí Minh, chùa Đại Giác,...
Đến Thành cổ Đồng Hới nên mặc gì?
Đền thành cổ Đồng Hới bạn nên mặc lịch sự, nên kèm theo áo khoác mỏng, kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình dưới cái nắng của Quảng Bình.
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

bài viết liên quan

Xem thêm

9 Bình luận

Bộ lọc
  1. Phạm Thị Thu

    Mấy nay Đồng Hới mưa nhiều, chẳng đi tham quan được đâu

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
    2. Thời tiết hôm nay

      Gửi bạn thông tin thời tiết hàng giờ để dễ dàng lên kế hoạch di chuyển ở Quảng Bình

      Gửi bình luận
  2. Nguyễn Lâm

    Thời chiến chống ngoại xâm, thành cổ Quảng Bình, Quảng Trị tan hoang mà nhỉ, đây là khôi phục ạ?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ. Thành cổ Đồng Hới hiện nay được phục dựng lại từ cốt thành cổ xưa ạ.

      Gửi bình luận
  3. Lê Thị Thu

    Mình đi Thành cổ nhiều lần rồi, lần nào cũng xúc động. Trước được xem bộ phim : Mùi Cỏ Cháy, nội dung phim về các thanh niên Hà Nội nhập ngủ vào chiến trường bảo vệ Thành cổ, rất cảm động, rất khâm phục sự kiên cường của cha ông ta. Đến đây lần nào cũng cúi đầu, tri ân và biết ơn

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ những cảm nhận sâu sắc của mình.

      Gửi bình luận
  4. Vũ Trọng Lân

    Thành cổ đi tuổi tối tuyệt đẹp. Dạo một phòng thành phố rồi ghé qua Thành cổ nhé các pác

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow