Tại sao có mưa đá và chỉ xảy ra mùa hè? Tìm hiểu nguyên nhân 

02/11/2023 - Lượt xem: 463
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt và nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy tại sao có mưa đá? Có cách nào để con người dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá, giảm tối đa các thiệt hại do mưa đá xảy ra hay không? Những điều này sẽ được các chuyên gia chia sẻ cụ thể dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay. 

Tại sao lại xuất hiện tình trạng mưa đá?

Tại sao lại xuất hiện tình trạng mưa đá?

Tại sao có mưa đá?

Bạn có từng thắc mắc mưa đá là gì? Những hạt băng với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau trong cơn mưa giống như những viên đá trong tủ lạnh nên được gọi là mưa đá. Điều đó có phải không? 
Trong bài viết trước đây, chúng tôi có từng đề cập và giải thích tên gọi hiện tượng thiên nhiên mưa đá. Tìm đọc chi tiết bài viết “Mưa đá là gì?” để hiểu rõ hơn về cơn mưa “đặc biệt” này.   

Mưa đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản 

Mưa đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản 

Mưa đá từ đâu ra? Theo các chuyên gia khí tượng thì hiện tượng mưa đá xảy ra do sự bất ổn định giữa luồng khí hậu lạnh và nóng giao nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng khí đẩy lên cao thì phần trên của đám mây thường ở nhiệt độ -20 độ C. Dưới tác động của nhiệt độ thấp, hơi nước trong mây dễ chuyển biến thành những hạt băng nhỏ. 
Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn vì nhiều nguyên nhân khác nhau không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. 
Ngay sau đó chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống. 

 

Sự hình thành của mưa đá

Sự hình thành của mưa đá

Vùng có những luồng không khí hoạt động hỗn loạn nhất sẽ là nơi tạo ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với tốc độ khoảng 160km/h có thể tạo ra các hạt mưa với kích thước đường kính 12cm hoặc hơn. Tại Coffeyville, Kansas năm 1979 đã ghi nhận trận mưa kỷ lục với trọng lượng viên đá nặng 750gr có đường kính khoảng 20cm. 
Tình trạng mưa đá thường kết thúc rất nhanh, trong vòng 5-10 phút và cũng có thể kéo dài nhưng chỉ diễn ra tối đa từ 20 - 30 phút. 

Vì sao mưa đá xuất hiện vào mùa nóng?

Vào mùa mưa sẽ không xuất hiện tình trạng mưa đá, mà hiện tượng này chỉ xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Vì khi này khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành các cột không khí dưới nóng trên lạnh không ổn định. Lúc này hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá. 
Cùng thời điểm đó, dòng khí đi lên trong đám mây cũng rất mạnh, đủ để nâng đỡ những hạt băng lớn hình thành và lớn dần lên trong mây. Khi chúng tiếp tục kết hợp với bông tuyết hay giọt nước phía trên sẽ tạo thành các cục băng cấu tạo nhiều lớp xen kẽ nhau. Khi cục băng lớn tới một mức độ nhất định, dòng khí đi lên không còn đủ sức nâng đỡ nữa thì sẽ rơi xuống đất, gây ra trận mưa đá.  

Mưa đá gây thiệt hại lớn cho tài sản, vật nuôi, cây trồng của người dân 

Mưa đá gây thiệt hại lớn cho tài sản, vật nuôi, cây trồng của người dân 

Còn vào mùa đông, do ánh mặt trời chiếu xiên xuống mặt đất nên nhiệt lượng thu được ở đây rất yếu, không gây ra sự đối lưu mạnh mẽ. Hơn thế nữa, không khí lại hanh khô, nên cho dù có đối lưu đi chăng nữa cũng không dễ dàng tạo ra những đám mây vũ tích lớn. Nếu có xuất hiện mây vũ tích đi chăng nữa thì dòng đối lưu đi lên cũng không đủ mạnh để tạo thành hạt băng. Vì thế mùa đông lạnh sẽ không có hiện tượng mưa đá. 
Có thể thấy sự hình thành của hạt mưa đá là do quá trình ngưng tụ mà thành, vậy mưa đá có ăn được không? Câu trả lời là không, vì dưới tác động của công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều chất khói bụi lơ lửng trong không khí (như benzen, cyclohexane - chất gây ung thư), dễ lẫn trong nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây và rơi xuống thành mưa tiềm ẩn nguy hại tới sức khỏe. 

Kết luận

Mưa đá không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu mà còn có thể làm chết người. Hy vọng, sau khi hiểu tại sao có mưa đá người dân sẽ hãy chủ động hơn trong việc phòng tránh, nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. 
 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

1. Sau khi mưa đá xảy ra không nên làm gì?
  • Khi mưa đá xảy ra, không nên trú ở những gốc cây hay những ngôi nhà mái lá, mái ngói dễ bị sập mà hãy chuyển sang các chỗ trú ẩn có cấu trúc tầng mái chắc chắn. 
  • Không di chuyển ngoài trời khi có mưa đá xảy ra.
  • Không tắm mưa hoặc sử dụng nước tan ra từ mưa đá vì có thể nhiễm các chất bẩn, độc tố, axit.
  • Không đứng gần đường điện, đường dây cao áp, máy biến áp.
2. Ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở đâu?

Ở nước ta, mưa đá xuất hiện chủ yếu ở khu vực vùng núi, hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa).

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

9 Bình luận

Bộ lọc
  1. Minh Quang

    Mưa đá sao mà ăn được, giờ toàn ô nhiễm không khí, bao nhiêu chất độc hại

    Gửi bình luận
    1. Tuấn Anh

      Đúng rồi, ngày xưa còn dùng nước mưa để ăn chứ giờ thì không dám

      Gửi bình luận
      1. Thời tiết hôm nay

        Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

        Gửi bình luận
  2. Ngọc Thảo

    Thông tin bổ ích, giờ đã hiểu mưa đá hình thành như thế nào

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  3. Mỹ Linh

    Bài viết hữu ích, cảm ơn ad

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. Thanh Lam

    Khu vực miền núi phía Bắc thường xảy ra trong khoảng thời gian tháng 1- tháng 5

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow