Nguyên nhân sạt lở đất là gì? Nhận biết dấu hiệu và cách ứng phó sạt lở hiệu quả

27/10/2023 - Lượt xem: 463
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Tại Việt Nam đã và đang xảy ra rất nhiều vụ sạt lở đất thương tâm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về biểu hiện và nguyên nhân sạt lở đất là gì để có thể chủ động phòng tránh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin hữu ích về hiện tượng thiên nhiên này và phương pháp phòng tránh tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Sạt lở đất làm hư hại nhiều công trình, nhà ở

Sạt lở đất làm hư hại nhiều công trình, nhà ở

Sạt lở đất là gì? Nguyên nhân sạt lở đất

Sạt lở đất là sự dịch chuyển khối lượng lớn vật chất như đá, đất hoặc các mảnh vụn từ nơi địa hình cao xuống nơi địa hình thấp. Khi trọng lực tác động lên một sườn dốc vượt quá lực cản của sườn dốc thì sườn dốc sẽ bị trượt, xảy ra tình trạng sạt lở. Hiện tượng này có thể xảy ra bất ngờ hoặc từ từ trong thời gian dài. 
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) thì sạt lở gồm 5 dạng dịch chuyển theo độ dốc gồm sụt lún, lật, trượt, lan rộng và chảy. Còn theo Cơ quan Khảo sát địa chất Anh (BGS) thì sạt lở đất được phân loại thành 4 dạng: sụt, lật, trượt (quay tròn và tịnh tiến), và chảy.

Sạt lở đất bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người dân

Sạt lở đất bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người dân

Nguyên nhân sạt lở đất là do liên kết cấu cấu của nền đất không ổn định, nền đất mất cân bằng về trọng lực, trượt từ khu vực có độ dốc cao xuống vùng thấp hơn. Thêm vào tác động của môi trường, mưa nhiều trong thời gian dài làm cho lượng nước tích tụ nhiều trong đất càng làm phá vỡ mối liên kết của đất và đá. Liên kết giữa đất và đất, giữa đất và rễ cây không đủ bền chắc để giữ được lớp đất đá ở mặt địa hình sườn dốc dẫn tới sạt lở. 
Ngoài ra, dưới tác động của con người phá hủy môi trường, khai thác gỗ, phá hủy rừng, đốt rừng làm mất lớp mùn bề mặt, khiến liên kết giữa các tầng địa chất bị lỏng, dẫn tới việc sạt lở dễ xảy ra hơn.

Theo Tổ chức Thế giới (WHO) khu vực thường xảy ra sạt lở sẽ thường có đặc điểm sau: 

  • Nơi có địa hình dốc, bao gồm các khu vực thấp nhất của hẻm núi
  • Vùng đất từng xảy ra cháy rừng diện rộng
  • Khu đất đã bị biến đổi do hoạt động của con người như phá rừng hoặc xây dựng trái phép không đảm bảo kỹ thuật xây dựng
  • Các con kênh dọc theo suối, sông

Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất

Sạt lở dễ xuất hiện cùng với hiện tượng lũ lụt, nên khi người dân thấy có các dấu hiệu sau thì cần lưu ý có thể sắp có sạt lở đất xảy ra:

  • Mưa nhiều ngày, mưa lớn kéo dài, ngập úng.
  • Xuất hiện nhiều vết nứt tường nhà, hoặc trên sườn đồi.
  • Cây cối nghiêng ngả, có dấu hiệu bật gốc.
  • Nước sông suối chuyển màu đục.
  • Mặt đất phồng lên có hiện tượng rung chuyển.
  • Có âm thanh lạ trong lòng đất.

Khi thấy những dấu hiệu trên, người dân cần báo cáo cho chính quyền và những người xung quanh, tiến hành di dời khi cần thiết để bảo vệ tính mạng trước tiên.
 
Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất

Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất

Hậu quả sạt lở đất là gì?

Tình trạng sạt lở lũ quét ở nước ta cuốn trôi và phá hủy nhiều tài sản của người dân, gây thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi. Sạt lở diện rộng còn kéo theo phá hủy các công trình dân sinh như trường học, nhà ở,...Và người dân sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để cải tạo lại đất nền, xây dựng nơi cư trú. 

Hàng trăm công trình nhà ở, công trình công cộng hư hại sau sạt lở đất

Hàng trăm công trình nhà ở, công trình công cộng hư hại sau sạt lở đất

Cách ứng phó cần thiết khi xảy ra sạt lở

Nắm bắt được các biểu hiện của lũ quét và sạt lở đất sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra. Để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: 

  • Chủ động theo dõi các thông tin về thời tiết, đặc biệt là các hộ gia đình sống trên hay dưới những sườn núi, triền đồi cao
  • Chú ý các biến đổi bất thường của dòng nước như chuyển từ trong sang đục, cây nghiêng ngả trong các cơn mưa dài ngày, tường nhà xuất hiện tình trạng nứt,...

Tuyệt đối không di chuyển trong các khu vực dễ bị sạt lở 

Tuyệt đối không di chuyển trong các khu vực dễ bị sạt lở 

  • Sử dụng thêm các rọ đá, thảm đá và vải địa để chống xói mòn, rửa trôi đất trên sườn đồi.
  • Sử dụng tường chắn trọng lực gia cố thêm cho nhà xây dựng ở khu sườn đồi núi.
  • Trồng rừng tăng lớp phủ bề mặt cho đất.
  • Quy hoạch đất hợp lý, đảm bảo cấu trúc đất và an toàn cho người sử dụng đất.
  • 100% các nhà máy thủy điện trong khu vực cần đảm bảo an toàn, phòng chống các trường hợp vỡ hồ chứa, xả lũ đột ngột gây ngập lụt nơi hạ nguồn. 

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân sạt lở đất và các dấu hiệu sạt lở đất có thể xảy ra. Trong những ngày mưa nhiều, mưa kéo dài cần cảnh giác, quan sát môi trường sống xung quanh để phòng tránh sạt lở đất có thể xảy ra. 
 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

1. Vì sao sạt lở liên tục xảy ra ở vùng núi miền Trung?

Khu vực vùng núi miền Trung có địa hình sườn núi dốc cao. Đối với sườn dốc thì nước mưa lại là kẻ thù số 1. Nên khi mưa kéo dài nhiều ngày, liên tục đổ xuống sườn dốc với tốc độ cao sẽ làm yếu đi tính chất cơ lý của đất đá. Tính kháng trượt của sườn dốc yếu đi nhiều. Cộng hưởng các yếu tố với nhau khiến cho tình trạng sạt lở liên tục ở khu vực miền Trung. 

2. Vì sao miền trung hay có lũ?

Thông qua quan sát thay đổi xung quanh khu vực sinh sống của bạn thì bạn có thể phán đoán được hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra hay không. Nếu thấy hiện tượng rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc xuất hiện tình trạng nước đục, mặt đất xuất hiện vết sạt lở, cây nghiêng ngả, nhà cửa có vết nứt,...thì đó cần báo ngay cho chính quyền địa phương và thực hiện di dời (nếu cần thiết). 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

11 Bình luận

Bộ lọc
  1. Tuấn Tú

    nên trồng rừng, bảo vệ đất, chống xói mòn

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến

      Gửi bình luận
  2. Ngọc Hà

    Cần nâng cao ý thức chủ động ứng phó với thiên tai để hạn chế thiệt hại nhất có thể

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến

      Gửi bình luận
  3. Quang Khải

    Mẹ thiên nhiên giận dữ đúng là đáng sợ

    Gửi bình luận
    1. Thanh Bình

      Mưa bão, dịch bệnh, hạn hán, trái đất nóng lên... bao nhiêu là thiên tai

      Gửi bình luận
      1. Thời tiết hôm nay

        Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến

        Gửi bình luận
  4. Minh Dương

    Bài viết hữu ích, cảm ơn ad

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  5. Thu Hân

    Dấu hiệu sạt lở đất:
    -Mưa nhiều ngày, mưa lớn kéo dài, ngập úng.
    -Xuất hiện nhiều vết nứt tường nhà, hoặc trên sườn đồi.
    -Cây cối nghiêng ngả, có dấu hiệu bật gốc.
    -Nước sông suối chuyển màu đục.
    -Mặt đất phồng lên có hiện tượng rung chuyển.
    -Có âm thanh lạ trong lòng đất.

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Ghi nhớ những dấu hiệu sạt lở đất giúp bạn chủ động di dời khi có hiện tượng sạt lở xảy ra

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow