Các lễ hội ở Huế độc đáo mang đậm giá trị truyền thống Cố đô

21/02/2024 - Lượt xem: 209
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Khi tới du lịch Huế du khách sẽ được thỏa sức khám phá những nét đẹp văn hóa đặc sắc được lưu giữ. Đặc biệt các lễ hội ở Huế được tổ chức hàng năm gắn liền với truyền thống văn hóa đặc sắc của dân gian. Lễ hội Huế có những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các lễ hội ở Huế

Danh sách các lễ hội ở Huế

Các lễ hội ở Huế mang đậm nét truyền thống

Hiện nay ở Huế có tới hàng chục lễ hội dân gian được tổ chức, nhưng tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể tới các lễ hội dưới đây: 

1. Festival Huế

Festival Huế là sự kiện văn hóa lớn tôn vinh những giá trị truyền thống tại mảnh đất cố đô. Đây được coi là nét đẹp di sản văn hóa Huế tiêu biểu được đón chờ nhất tại Huế. Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, Festival Huế đầu tiên vào năm 1992 với cái tên ban đầu là Festival Việt - Pháp. Cho tới năm 2000 thì chính thức đổi tên thành Festival Huế và được tổ chức kéo dài tới ngày nay. 
Khi tham dự lễ hội này du khách sẽ có dịp được thưởng thức những màn biểu diễn cực kỳ hấp dẫn như biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi hòa nhạc, chơi trống,...

Festival Huế hấp dẫn với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Festival Huế hấp dẫn với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc

2. Lễ hội áo dài Huế

Lễ hội áo dài là lễ hội lớn ở Huế và được mong chờ nhất trong năm. Dù đây là một chương trình đặc biệt trong mỗi kỳ Festival Huế nhưng lại là thời điểm hội tụ tất cả các nhà thiết kế nổi tiếng trên khắp đất nước tham dự. 

Lễ hội áo dài Huế - lễ hội được mong chờ nhất trong các kỳ festival

Lễ hội áo dài Huế - lễ hội được mong chờ nhất trong các kỳ festival

Khi tham dự lễ hội du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vô vàn những chiếc áo dài độc đáo được thiết kế đa phong cách từ cổ điển tới hiện đại. Đặc biệt, dưới sự trình diễn của những người mẫu chuyên nghiệp, những chiếc áo dài trở nên lộng lẫy quyến rũ hơn bao giờ hết. 

3. Lễ hội điện Hòn Chén

Lễ hội điện Hòn Chén là lễ hội truyền thống ở Huế được tổ chức 2 lần 1 năm nhằm thể hiện lòng biết hơn đến Thánh mẫu Thiên Y A Na - vị thần sáng tạo ra đất đai, cây cối và dạy người dân cách trồng trọt. Khi tham dự lễ hội du khách sẽ được tham dự các nghi thức được diễn ra hết sức long trọng như Lễ cung nghinh Thánh mẫu hồi loan về điện, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, lễ phóng sinh – phóng đãng, …

Lễ hội Điện Hòn Chén xứ Huế được tổ chức trang nghiêm và long trọng

Lễ hội Điện Hòn Chén xứ Huế được tổ chức trang nghiêm và long trọng

4. Hội vật làng Sình

Hội vật làng Sình tính đến nay đã có hơn 200 năm tuổi và là lễ hội lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống xứ Huế nhất hiện nay. Hội được tổ chức nhằm thể hiện tinh thần thượng võ và sức khỏe của những thanh niên trai. Bất cứ ai cũng có thể tham dự lễ hội này nếu như đến Huế vào khoảng ngày 10 tháng Giêng. Nếu như bạn tự tin vào thể lực của mình cũng có thể đăng ký tham dự hội vật làng Sình nhé. 

Hội vật làng Sình đề cao tinh thần thượng võ

Hội vật làng Sình đề cao tinh thần thượng võ

5. Lễ hội cầu ngư Huế

Lễ hội cầu ngư Huế được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng đã có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Các nghi thức cúng tế được diễn ra rất long trọng theo đúng quy trình với sự tham gia của hầu hết chủ thuyền. Trong phần hội sẽ trình diễn nhiều màn diễn, nhiều trò chơi trên cạn hấp dẫn mô tả quá trình đánh cá của ngư dân cùng với hội đua trải náo nhiệt trên đầm phá. 

Lễ hội Cầu Ngư lớn nhất cố đô Huế

Lễ hội Cầu Ngư lớn nhất cố đô Huế

6. Lễ hội Xã Tắc

Lễ hội Xã Tắc Huế là lễ hội truyền thống của Huế được tổ chức định kỳ vào tháng 2 Âm lịch hàng năm, đúng vào giờ Sửu. Nghi lễ sẽ được tổ chức với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch để thể hiện sự thành kính và biết ơn đến những vị thần Nông nghiệp. Đây là lễ hội độc đáo đem đến nhiều trải nghiệm thú vị mà du khách nên tham gia ít nhất một lần trong đời.

Lễ hội Xã Tắc Huế được tổ chức rất trang nghiêm

Lễ hội Xã Tắc Huế được tổ chức rất trang nghiêm

Tham khảo:

7. Lễ hội Bài Chòi

Lễ hội bài chòi tại làng Thanh Thủy Chánh được tổ chức từ mùng 1 tới mùng 10 Tết được rất nhiều người yêu thích. Bởi nét độc đáo của lễ hội này nằm ở sự sáng tạo và nhanh trí của người chơi. Từ những câu ca dao xưa mà người rao bài có thể sáng tác ra vô vàn câu vè dí dỏm, điệu hò gần gũi, quen thuộc nhưng lại rất độc đáo. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu và giải trí trong những ngày đầu năm mới.

Lễ hội Bài Chòi nét đẹp văn hóa không thể bỏ lỡ tại cố Đô

Lễ hội Bài Chòi nét đẹp văn hóa không thể bỏ lỡ tại cố Đô

8. Hội đua ghe Huế

Hội đua ghe Huế là lễ hội sôi động nhất nhì tại Huế được tổ chức vào ngày 2/9 dương lịch. Lễ hội có sự tham dự của nam - nữ thanh niên đến từ các phường, xã trong huyện và thành phố. Người tham gia sẽ được chia thành một độ cúng, 7 độ tiền và một độ phá (9 đội đua). Sau hồi trống hội đua sẽ bắt đầu. Khi tham dự bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi động hào hứng của người dân cổ vũ dọc 2 bên bờ. 

Hội đua ghe truyền thống được diễn ra hết sức sôi động

Hội đua ghe truyền thống được diễn ra hết sức sôi động

9. Lễ hội chợ xuân Gia Lạc

Lễ hội chợ xuân Gia Lạc là lễ hội độc đáo không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây là lễ hội được tổ chức chủ yếu mua bán với quan niệm lấy lộc đầu năm. Đặc biệt, khi vào chợ xuân đầu năm, người dân Huế quan niệm không nên mua tôm tươi vào đầu buổi chợ bởi tôm sống sẽ bật nhảy lóc chóc như dự báo về năm lật đật của gia chủ. 

Phiên chợ xuân Gia Lạc tổ chức mỗi dịp Tết đến xuân về

Phiên chợ xuân Gia Lạc tổ chức mỗi dịp Tết đến xuân về

Ngoài ra, xứ Huế còn vô vàn ngày lễ hội đặc biệt hấp dẫn khác như: 

  • Lễ hội Khinh khí cầu Huế
  • Lễ hội Ẩm thực Huế
  • Lễ hội Đền Huyền Trân Huế
  • Lễ hội Đua thuyền ở Huế
  • Lễ hội Phật đản ở Huế
  • Lễ hội Thả diều ở Huế

Tổng hợp các lễ hội nổi bật tại Thừa Thiên Huế

Các lễ hội ở Huế luôn được diễn ra hết sức long trọng, trang nghiêm theo nghi thức cổ truyền thống. Để tham dự các lễ hội này ở Huế bạn có thể lưu lại thời gian tổ chức của từng lễ hội như bảng dưới đây.

Lễ hội Nơi diễn ra Thời gian tổ chức
Festival Huế Thành phố Huế Vào các năm chẵn
Lễ hội áo dài Huế Thành phố Huế Trong thời gian Festival Huế
Lễ hội điện Hòn Chén Điện Hòn Chén Mùng 2 -3 tháng 3 và mùng 8 - 10 tháng 7 âm lịch hằng năm
Hội vật làng Sình Đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang Ngày 10 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội cầu ngư Huế Làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang Ngày 12 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội cầu Ngư ở làng An Bằng Làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang Ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm
Hội đấu vật Thủ Lễ Đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền Ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các lễ hội ở Huế mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất cố Đô bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang tò mò và muốn khám phá thêm về những lễ hội này hãy tới Huế để được trực tiếp trải nghiệm nhé. 
 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

11 Bình luận

Bộ lọc
  1. Bình An

    Lễ hội bài chòi mấy mắn gần đây tổ chức ngắn ngày hơn rùi hay sao ý

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ, chúng tôi sẽ cập nhật thêm để hoàn thiện nội dung đầy đủ hơn

      Gửi bình luận
  2. Phạm Kim Liên

    đi vào hôm lễ hội ẩm thực, được ăn quá trời đồ đặc sản

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
    2. Nhung

      Mình cũng đi hôm đó, nhiều đồ ăn thật, còn được xem cách làm trực tiếp

      Gửi bình luận
  3. Phạm Thị Ngọc

    Nên đi thời điểm lễ hội áo dài, siêu đẹp, siêu tình

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. Vũ Mỹ Dung

    Thời tiết Huế cuối tuần này sao ad?

    Gửi bình luận
    1. Gửi bình luận
  5. Nguyễn Huế

    Festival Huế 2024 tổ chức khi nào?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Festival Huế 2024 dự kiến tổ chức từ ngày 07 đến 12/6/2024 ạ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow