Hướng dẫn thủ tục cúng tết ông Công ông Táo đầy đủ nhất

19/01/2024 - Lượt xem: 325
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Vào dịp cuối năm, mọi gia đình Việt đều tất bật sửa soạn sắm lễ cúng tết ông Công ông Táo lên chầu trời. Phong tục này là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam được lưu truyền bao đời nay. Tuy không tổ chức long trọng nhưng mọi người đều cố gắng sửa soạn tươm tất, chu đáo nhất để tỏ lòng thành kính.

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo ngày bao nhiêu?

Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp ( theo âm lịch) hàng năm. Tương truyền trong ngày này, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên trời để báo cáo tất cả việc tốt- xấu trong một năm qua với Ngọc Hoàng. 
Tết ông Công ông táo là sự kiện quan trọng được người dân đất Việt coi trọng. Thông qua lễ tiễn đưa táo quân mà gửi gắm mong muốn những điều tốt đẹp được thưa gửi đến Ngọc Hoàng và những điều chưa tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Các gia đình Việt có thể tiến hành cúng từ ngày 21 đến trước giờ Ngọc (11-13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. 

Ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp

Ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp

Nguồn gốc tết ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo là gì? Trong quan niệm dân gian Việt Nam, nguồn gốc tết ông Công ông Táo được tương truyền như thế nào? Hãy cùng tiếp tục theo dõi.

Sự tích ngày tết ông Công ông Táo

Theo tích người Việt xưa, Thị Nhi và Trọng Cao là đôi vợ chồng yêu thương nhau nhưng mãi chưa có mụn con nào. Dần dần, Trọng Cao trở nên nóng nảy và hay gây chuyện với vợ. Một hôm, Trọng Cao đã đánh và đuổi vợ ra khỏi nhà chỉ vì 1 chuyện nhỏ nhoi.
Thị Nhi đến xứ khác và gặp được Phạm Lang. Hai người nhanh chóng phải lòng nhau và kết duyên vợ chồng. Về phía Trọng Cao, sau khi vợ ra đi, đã cảm thấy day dứt và lên đường tìm kiếm vợ.
Tìm kiếm vợ bao lâu mà không thấy, Trọng Cao không còn lộ phí nên trở thành kẻ ăn xin. Tình cờ một hôm, Trọng Cao đến xin cơm đúng nhà Thị Nhi. Lúc này, Phạm Lang vắng nhà, Thị Nhi đã mời Trọng Cao vào nhà và mời cơm. Lúc sau, Phạm Lang về, Thị Nhi sợ chồng mới nghi oan nên đã đem giấu Trọng Cao vào đống rơm sau vườn.
Nào ngờ, Phạm Lang lại đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Nhìn đống rơm cháy càng lúc càng lớn, Thị Nhi đã lao mình vào lửa để cứu Trọng Cao. Phạm Lang thấy vợ mình lao vào đống lửa nên cũng nhảy vào lửa theo. Cuối cùng cả 3 người đều chết trong đám cháy.
Thượng đế cảm động trước 3 người có tình có nghĩa nên đã phong làm Định Phúc Táo quân. Mỗi người giữ một vai trò khác nhau:

  • Trọng Cao làm Thổ địa, trông coi việc nhà cửa
  • Phạm Lang làm Thổ công, trông coi việc bếp núc
  • Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa

Táo ông táo bà đảm nhiệm những vị trí quan trọng khác nhau

Táo ông táo bà đảm nhiệm những vị trí quan trọng khác nhau

Trong quan niệm của người Việt, cả ba vị táo quân là các thần cai quản mọi việc trong gia đình, ngăn chặn sự quấy phá của ma quỷ, giữ gìn hạnh phúc, bình yên cho mọi nhà. Phong tục cúng tết ông Công ông Táo thể hiện sự thành kính của gia chủ và cầu mong một năm ấm no, may mắn, phát tài phát lộc.
Trong ngày tết ông Công ông Táo, ngoài việc chuẩn bị mâm cơm tươm tất cúng lễ, người dân Việt Nam thường chuẩn vị thêm cá chép để phóng sinh tại sông hồ. Việc này thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt. Theo văn hóa phương Đông, cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời, lên bẩm tấu với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, cá chép ở đây còn là hình tượng “ cá chép hóa rồng”, “ cá vượt Vũ Môn” ý chỉ sự thăng hoa, tiến bộ và thành công. 

Điểm khác biệt phong tục cúng tết ông Công ông Táo

Cúng tết ông Công ông Táo 23 tháng chạp mỗi vùng đều có những nét riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của người Việt.

  Thời gian cúng Chuẩn bị
Miền Bắc Từ ngày 20 đến trưa 23 tháng Chạp
  • Áo mũ Táo quân
  • Cá chép (cá sống hoặc cá giấy)
  • Xôi, gà, nem, giò, canh măng…
  • Tỉa, dọn chân nhang
Miền Trung Ngày 23 tháng chạp
  • Ngựa giấy, vàng mã
  • Thay mới bên trong lư hương
  • Tiễn tượng Táo quân đưa đến am miếu, rước tượng mới đặt trên ban thờ 
Miền Nam
  • Xưa: cúng vào ban đêm từ ngày 20-23 tháng Chạp
  • Nay: nhiều gia đình cúng vào ban ngày
  • Chè trôi nước, kẹo mè đen, đậu phộng, nhang đèn
  • 3 chung nước nhỏ
  • Bộ hình giấy con cò và ngựa

Chuẩn bị cúng tết ông Công ông Táo theo ba miền

Tết ông Công ông Táo cúng gì? Như đã đề cập, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có nét riêng biệt khi cúng tết ông Công ông Táo. Tham khảo cách chuẩn bị, thủ tục cúng lễ ở 3 miền sau đây. 

Mâm lễ cúng tết ông Công ông Táo

Các lễ vật cần có trong mâm lễ cúng táo quân miền Bắc:

  • Bộ táo quân bằng giấy gồm mũ và quần áo, hài: hai bộ nam, một bộ nữ
  • Hoa quả tươi theo mùa
  • Hoa tươi
  • Hương, nến, rượu nếp
  • Cá chép: 3 con
  • Mâm cúng: gà trống luộc, xôi, giò, bánh chưng, rau xào, chả rán, một chén gạo, một chén muối. Ngoài ra, gia đình cũng có thể chuẩn bị 1 mâm lễ chay.

Mâm cúng táo ông táo bà theo phong tục miền Bắc

Mâm cúng táo ông táo bà theo phong tục miền Bắc

Các lễ vật cần có trong mâm lễ cúng táo quân miền Trung:

  • Một con ngựa bằng giấy, yên cương đầy đủ
  • Vàng mã
  • Hoa tươi
  • Mâm cúng: gà luộc, hành muối, bánh chưng, nem chả... 
  • Tượng ông Táo bà Táo bằng đất nung. Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân tiễn tượng cũ trên bàn thờ đặt ở gốc cây cổ thụ hoặc tại các miếu đầu làng, đầu xóm và thay tượng mới đặt trên ban thờ. 

Các lễ vật cần có trong mâm lễ cúng táo quân miền Nam:

  • Bộ cò ngựa
  • Hoa tươi
  • Vàng mã, Trầu cau, rượu nếp
  • Mâm cúng: gà luộc ( heo quay), xôi, nem rán, rau xào, chè xôi…

Bài cúng tết ông Công ông Táo

Sau khi đã chuẩn bị tết ông Công ông Táo được tươm tất, bạn cần chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo. Bạn có thể tham khảo bài khấn cổ truyền sau:

Bài khấn ông Công ông Táo

Bài khấn ông Công ông Táo

Những lưu ý khi cúng tết ông Công ông Táo

Để lễ tết ông Công ông Táo được diễn ra suôn sẻ, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, bạn nên lưu ý một vài điều sau:

  • Dọn dẹp sạch sẽ nơi thờ cúng
  • Không xin tài lộc, công danh hay tình duyên 
  • Không cúng các đồ tanh như cá mè, thịt chó, thịt trâu…
  • Không cúng đốt tiền âm phủ, vật phẩm giấy như điện thoại, ô tô giấy,,.. bởi ông Công ông Táo là thần tiên không phải là vong hồn người âm.

Cúng tết ông Công ông Táo quan trọng là tấm lòng thành kính

Cúng tết ông Công ông Táo quan trọng là tấm lòng thành kính

Kết luận

Bên trên là một vài thông tin hữu ích liên quan đến tết ông Công ông Táo như nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cúng lễ tươm tất. Hi vọng bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Theo dõi Thời Tiết Hôm Nay thường xuyên để cập nhật nhiều điều thú vị hơn. 
 

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

0 Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow