Những biện pháp ngăn chặn mưa axit ở Việt Nam bạn nên biết
Những trận mưa axit ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, phá hủy trực tiếp môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm thì tình trạng mưa axit sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng mưa axit tại Việt Nam càng ngày càng phổ biến
Mưa axit xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam
Theo Trung tâm Quan trắc môi trường Tổng cục Môi trường, tại Việt Nam đã ghi nhận các trận mưa axit có giá trị pH trong nước thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15 - 85%.
Trong đó, khu vực Đà Nẵng có tần suất hơn 83,1%, Cúc Phương (Ninh Bình) có tần suất 55%, Hòa Bình 34,9%. Còn Hà Nội và TP HCM có nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với các địa phương trên.
Hình ảnh mưa axit ở Việt Nam phá hủy rừng tự nhiên
Tại khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai,... dù không tập trung nhiều khu công nghiệp nhưng lại xuất hiện nhiều cơn mưa axit với nồng độ axit trong mưa rất cao. Điều này chứng tỏ so với các trận mưa axit trên thế giới thì mưa axit ở Việt Nam chịu ảnh hưởng cả nguồn phát thải nội địa và lan xuyên biên giới từ Lào, Trung Quốc,...
Những địa phương đã xuất hiện mưa axit ở Việt Nam
So với tình trạng mưa lũ khắc nghiệt lan diện rộng thì mưa axit xuất hiện không phổ rộng. Cụ thể như sau:
- Đối với khu vực phía Bắc của Việt Nam mưa axit xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng. Khu vực Cúc Phương chiếm 44%, Bắc Giang 37%, Thái Nguyên 40%, Việt Trì 30%.
- Đối với khu vực miền Trung, mưa axit tập trung chủ yếu tại Vinh 60%, Huế 47%, Đà Lạt 35%, Nha Trang 31%, Pleiku 32%.
- Đối với khu vực miền Nam cũng xảy ra mưa axit nhưng chủ yếu tại Tây Ninh 37% và Cần Thơ 35%.
Các số liệu trên là số phần trăm chiếm bởi số lần mưa axit xuất hiện trong tổng số lần mưa được đo tại các trạm quan trắc.
Mưa axit gây nguy hại tới môi trường sống của sinh vật
Ở những khu vực xuất hiện mưa axit thì môi trường sẽ bị phá hủy nghiêm trọng, Những tác hại của mưa axit thường thấy gồm:
- Gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người: gây hiện tượng ngứa ngáy, rát da khi tiếp xúc với nước mưa.
- Nước mưa axit sẽ làm cháy lá cây non, khiến cây suy giảm khả năng quang hợp, cây dễ bị héo úa và chết.
- Nước mưa axit có thể ăn mái tôn, làm xuống cấp bề mặt các công trình xây dựng.
- Mưa axit sẽ làm giảm độ pH trong nước, gây nguy hại tới sự sống của các thủy hải sản sinh sống trong nước.
Làm gì ngăn chặn mưa axit ở Việt Nam?
Có thể thấy hiện tượng mưa axit tại Việt Nam đang diễn ra phổ biến hơn kèm theo các tác hại khôn lường. Do đó để ngăn chặn, giảm thiểu mưa axit chúng ta cần:
- Lắp đặt hệ thống khử sunphua ở các nhà máy nhiệt điện để giảm lượng khí thải độc hại cho môi trường.
- Kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện đã cũ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa lượng SOx và NOx phát tán ra môi trường.
Kiểm soát nghiêm ngặt lượng khí thải ra môi trường
- Nâng cao chất lượng của nhiên liệu hóa thạch nhằm loại bỏ triệt để các chất lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ, than đá trước khi đưa vào sử dụng.
- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch và sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
- Cải tiến các động cơ của các phương tiện giao thông theo tiêu chuẩn EURO giúp đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu nhằm hạn chế khí thải ra môi trường ở mức thấp nhất.
Kết luận
Hiện tượng mưa axit ở Việt Nam trong tương lai sẽ còn tiếp diễn với những diễn biến khó lường. Vì đó mỗi người dân cần trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh hiệu quả, để có thể chủ động đối phó với tình trạng mưa axit xảy ra.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Mưa axit làm giảm độ pH của nước khiến cho các sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, muối và oxy, khiến mất cân bằng muối trong các mô tế bào. Từ đó khiến cho các sinh vật không thể duy trì được nồng độ canxi trong cơ thể, ảnh hưởng tới cột sống, dễ biến dạng xương và bị chết.
Bên cạnh những mặt tiêu cực mưa axit cũng mang lại điểm tích cực như ngăn ngừa sự nóng lên của trái đất. Vì thành phần sunphua trong các cơn mưa có thể hạn chế quá trình sản sinh khí metan - nguyên nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng mưa axit chính là do tự nhiên và do tác động của con người.
Hiện tượng núi lửa phun trào, cháy rừng,...khiến cho lượng lưu huỳnh và nitơ trong không khí tăng lên, gây ra tình trạng mưa axit.
10 Bình luận
Dương Thành
Mưa lũ, mưa đá chưa đủ giờ còn cả mưa axit. Mẹ thiên nhiên giận dữ
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Thanh Mai
Mưa axit gồm những chất độc hại nào?
Thời tiết hôm nay
Mưa axit hình thành trong quá trình đốt sản sinh khi độc như SO2, NO2...
Kim Liên
Bài viết hữu ích, cảm ơn ad
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ
Thu Uyên
Phải làm chặt công tác kiểm tra, xử lý khí thải của các nhà máy để làm giảm nguy cơ hình thành mưa axit
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến
Kim Ngân
Mưa axit ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều
Thời tiết hôm nay
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *