Lũ quét là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống lũ

11/07/2024 - Lượt xem: 1179
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt

Lũ quét được biết tới là một trong những hiện tượng thiên tai thường xuất hiện ở khu vực miền núi. Nhưng cụ thể lũ quét là gì? Tại sao hiện tượng lũ quét lại xảy ra? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hiện tượng thời tiết rất nguy hiểm này và nắm được phương pháp phòng tránh hiệu quả trong bài chia sẻ dưới đây. 

Lũ quét là gì? Nguyên nhân hình thành lũ quét

Lũ quét là gì? Nguyên nhân hình thành lũ quét

Lũ quét là gì?

Định nghĩa

Lũ quét có nghĩa là gì? Đây là loại lũ được hình thành khi một khối lượng nước lớn di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp, dòng chảy xiết cuốn theo nhiều chất rắn với sức tàn phá lớn. 
Đỉnh lũ thường xuất hiện chỉ từ 3 - 4h sau khi bắt đầu mưa, lũ càn quét từ thượng nguồn tới hạ nguồn cuốn theo nhiều tài sản giá trị và thậm chí là tính mạng của những người sinh sống ở khu vực lũ đi qua. 

Lũ quét cuốn trôi nhiều nhà cửa, của cải của người dân chỉ sau một đêm

Lũ quét cuốn trôi nhiều nhà cửa, của cải của người dân chỉ sau một đêm

Phân loại lũ quét

Dựa vào hình thức, quy mô, tính chất dòng chảy của lũ quét và sạt lở đất thì lũ quét được được chia thành các loại chính sau: 

  • Lũ quét sườn dốc: đây là loại lũ quét phát sinh chủ yếu do tình trạng mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực sườn dốc cao, độ dốc lớn.
  • Lũ quét nghẽn dòng: đây là loại lũ thường hình thành ở các khu vực cho nhiều trượt lở ven sông, suối. Đặc biệt là các khu vực có biến dạng mạnh, sông suối đào xẻ lòng, mặt cắt hẹp. 

Lũ quét nghẽn dòng thường xảy ra ở lưu vực sông lớn, tốc độ dòng chảy mạnh

Lũ quét nghẽn dòng thường xảy ra ở lưu vực sông lớn, tốc độ dòng chảy mạnh

  • Lũ quét bùn đá: là hiện tượng lũ quét và sạt lở đất kết hợp với nhau. Đây là loại có dòng chảy xiết và khả năng sát thương rất cao khi lũ tràn qua.
  • Lũ quét vỡ đập đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình thủy điện, thủy lợi gây ra. 
  • Lũ quét hỗn hợp: đây là loại lũ tổng hợp bất lợi của các loại thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá,...Lũ quét sạt lở đất sẽ san bằng diện tích nơi nó đi qua và cuốn theo nhiều tài sản trên đất của người dân. 

Nguyên nhân gây ra lũ quét

Nguyên nhân xảy ra lũ quét là sự liên quan giữa cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt động của con người và các điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực. Cụ thể như sau: 

  • Mưa với cường độ lớn: đây là yếu tố quyết định gây ra lũ quét diện rộng. Mưa tập trung nhiều giờ với cường độ rất lớn trên điều kiện diện tích hẹp sẽ tạo thành dòng xói mòn từ khu vực địa hình cao tới địa hình thấp. Lũ đi tới đâu có thể càn quét, sạt lở đất tới đó. 
  • Địa hình: sườn dốc núi, địa hình bị chia cắt, lớp phủ thực vật thưa bị phá hủy bừa bãi, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém,..sẽ tạo điều kiện hình thành dòng chảy dồn vào dòng suối, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh, nước dâng cao đổ từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. 

Nguyên nhân xảy ra lũ quét

Nguyên nhân xảy ra lũ quét

  • Tác động của con người: những hành động chặt phá rừng của con người gây ra nhiều suy thoái môi trường, phá vỡ cấu trúc đất. Khi cấu trúc đất bị phá vỡ, khả năng thấm nước của đất suy giảm theo, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Mặt khác, khi nhiệt độ mặt đất tăng cao dễ tạo hiện tượng sa mạc hóa, gây nên lũ quét, bùn đá. Cùng cường độ mưa, lượng mưa nhưng nếu rừng được bảo vệ tốt thì có thể không gây ra các hiện tượng lũ quét kinh hoàng. 

Xem thêm: Lũ ống là gì? Biểu hiện lũ ống như thế nào?

Tác hại của lũ quét

Hiện tượng lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh duyên hải và các khu vực khác trên cả nước đều gây ra tác hại lớn. Vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của lũ quét đều phải chịu tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, phá hủy nặng nề các công trình giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng cơ sở. 
Ngoài ra, lũ quét còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề khác như:

  • Môi trường vùng xảy ra lũ sẽ bị xuống cấp, bị ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, cần bằng hệ sinh thái bị phá hủy.
  • Đất đá xói mòn theo dòng bùn chảy có thể vùi lấp nhiều diện tích đất đai nông nghiệp, hoa màu,...làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và sản lượng lương thực.
  • Hàng loạt tài sản giá trị của người dân có thể bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.
  • Thiệt hại về người cũng có thể xảy ra trong các trận lũ quét ở nước ta.

Lũ quét phá hủy nhiều nhà cửa, công trình giao thông, cơ sở hạ tầng

Lũ quét phá hủy nhiều nhà cửa, công trình giao thông, cơ sở hạ tầng

Tuy nhiên, xét ở một vài khía cạnh, lũ quét cũng đem đến lợi ích cho người dân vùng lũ. 
Lũ quét khi xuất hiện có thể quét sạch thảm thực vật cũ, dành chỗ cho thảm thực vật mới sinh trưởng phát triển. Đất màu mỡ ở khu vực trên cao sạt lở xuống bồi đắp cho thảm thực vật sống dưới thấp. Khi đất màu mỡ đổ xuống các con sông lớn thì có thể sẽ tạo ra một lớp phù sa, giúp thảm thực vật ven sông hồ có lượng dinh dưỡng mới. 

Thảm thực vật sinh trưởng tốt hơn sau khi được phù sa bồi đắp

Thảm thực vật sinh trưởng tốt hơn sau khi được phù sa bồi đắp

Hiểu rõ được mặt tích cực và tiêu cực của lũ quét, người dân sẽ có những biện pháp đối phó hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại mà lũ quét đem lại.

Biện pháp phòng chống lũ quét

Hàng năm, người dân phải hứng chịu nhiều trận lũ quét, mưa bão. Lũ quét rất dễ xảy ra trong mùa bão và sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó, người dân cần phải tiến hành phòng chống lũ quét kịp thời để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất. Cần phải:

  • Lập bản đồ phân vùng nguy cơ có lũ quét: lũ quét thường xảy ra ở nơi nào nước ta thì cần chú trọng tìm ra nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ rồi xây dựng giải pháp cụ thể ngăn ngừa các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
  • Quản lý sử dụng quỹ đất theo quy hoạch, tuyệt đối không cấp phép xây dựng nhà ở tại những nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.
  • Rừng đầu nguồn là lá chắn quan trọng để hạn chế và ngăn ngừa lũ quét, cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn.

Hướng dẫn phòng tránh lũ quét, sạt lở đất

Hướng dẫn phòng tránh lũ quét, sạt lở đất

  • Cải tạo đất, giúp tăng năng suất cây trồng và phát huy hiệu quả triệt để trong quá trình sử dụng đất, vừa là cách chống xói mòn hiệu quả
  • Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ, khai thông các đường thoát của dòng chảy, cũng như xây dựng đê điều, tường chắn lũ quét

Kết luận

Như vậy các bạn đã biết lũ quét là gì, nguyên nhân hình thành và sự nguy hiểm của những khu vực lũ quét đi qua. Tình hình thời tiết - khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu. Do đó, hãy thường xuyên cập nhật các thông tin dự báo thời tiết để có thể chủ động phòng tránh bão lũ, thiên tai có thể xảy ra tại khu vực sinh sống của bạn. 
 

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

1. Tại sao lại có lũ quét?

Có 2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lũ quét chính là mưa lớn với cường độ cao, lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thảm thực vật bị phá hủy bừa bãi, mặt đệm bị hủy hoại nặng không thể giảm tốc dòng chảy. 

2. Lũ quét thường xảy ra địa hình như thế nào?

Lũ quét thường xảy ra ở địa hình sườn núi dốc, hẹp, hoặc thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn. 

3. Lũ quét có đặc điểm gì?

Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn lớn, thường chiếm từ 3 - 10%, thậm chí trên 10% và trở thành lũ bùn đá. Lũ quét có sức tàn phá lớn, gây nhiều thiệt hại cho người và và tài sản ở khu vực lũ đi qua.

Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Chia sẻ:

10 Bình luận

Bộ lọc
  1. Kim Thư

    Lũ quét thường xảy ra ở đâu?

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Lũ quét thường xảy ra ở lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

      Gửi bình luận
      1. Kim Ngân

        Thời gian diễn ra lũ quét khi nào

        Gửi bình luận
        1. Thời tiết hôm nay

          Ở miền bắc, thời gian thường xảy ra lũ quét là tháng 6-10, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Ở dải đất miền trung, lũ quét thường diễn ra trong các tháng 10-12

          Gửi bình luận
  2. Ngọc Châu

    Có 4 loại lũ quét: lũ quét nghẽn dòng, lũ quét sườn, lũ bùn đá, lũ quét hỗn hợp.

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  3. Minh Phương

    Bài viết hữu ích, cảm ơn ad

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận
  4. Dương Nghĩa

    Nhìn thương quá

    Gửi bình luận
    1. Thời tiết hôm nay

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ

      Gửi bình luận

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
 
 
up arrow